10 lời khuyên giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả

16/06/2019 09:33 GMT+7

Bệnh tiểu đường loại 2 có thể ngăn ngừa một phần bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn uống đúng cách và duy trì cân nặng bình thường, theo Doctor NDTV.

1. Hoạt động thể chất và tăng cường thể lực

Hoạt động thể chất và tăng cường sức mạnh của các bộ phận của cơ thể để kiểm soát đường huyết là chìa khóa để phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên giúp giảm cân, càng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

2. Kiểm soát cân nặng

Cân nặng quá mức khiến cơ thể khó sử dụng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy, hãy duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách ăn uống hợp lý, cân đối nhu cầu năng lượng của cơ thể và tập thể dục thường xuyên, theo Doctor NDTV.

3. Hạn chế chất béo chuyển hóa

Dầu thực vật hydro hóa và chất béo chuyển hóa đã được chứng minh là góp phần vào bệnh tim và cũng có thể góp phần vào bệnh tiểu đường loại 2.
Chất béo chuyển hóa được tạo ra bằng cách hydro hóa dầu thực vật để biến dầu dạng lỏng thành dạng rắn có thể bảo quản lâu hơn và hương vị thơm ngon hơn. Bơ thực vật là một chất béo chuyển hóa điển hình, thực phẩm chiên, rán quá kỹ, các loại bánh qui, bánh nướng, bánh ngọt, khoai tây chiên, thức ăn nhanh đều chứa chất béo chuyển hóa, theo Doctor NDTV.
Ngược lại, chất béo trong cá hồi và các loại hạt và trái bơ lại rất tốt cho sức khỏe.

4. Tránh thực phẩm chế biến

Tránh ăn các loại thực phẩm như gạo trắng và ngũ cốc khô vì chúng có nhiều carbohydrate tinh chế. Thực phẩm chế biến và chiên cũng không lành mạnh với chất béo và carbohydrate làm suy yếu sức khỏe.
Thay vào đó, nên ăn các loại carbohydrate lành mạnh như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.

5. Ăn nhiều chất xơ

Ăn một chế độ ăn giàu chất xơ. Khi ăn carbohydrate giàu chất xơ, glucose sẽ được giải phóng chậm hơn. Đồng thời chất xơ cũng làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm tốc độ hấp thụ của đường vào máu, giúp ngăn chặn sự tăng đột biến lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh bệnh tiểu đường, theo Doctor NDTV.
 
 6. Không hút thuốc lá
Hút thuốc không chỉ liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường mà còn góp phần gây ra bệnh tim và gây ung thư phổi.

7. Ăn nhiều trái cây và rau quả

Thêm nhiều trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Trái cây và rau quả tươi có nhiều chất xơ.
Nên chọn các loại rau và trái cây có nhiều màu sắc, màu đậm hơn thường bổ dưỡng hơn như súp lơ xanh, xà lách và rau mầm Brussels, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, xoài và trái thơm.
Nếu ăn trái cây đóng hộp hoặc đông lạnh, hãy tránh những loại được thêm đường hoặc các chất phụ gia khác. Nếu ăn rau đóng hộp hoặc đông lạnh, hãy cố gắng sử dụng các loại ít muối hoặc không muối, theo Doctor NDTV.

8. Hạn chế nước ngọt

Soda, nước ngọt, nước trái cây, rượu, si rô, nước tăng lực là những nguồn đường mà cơ thể không cần, vì vậy nên hạn chế. Chỉ nên uống nước và sữa.
Cà phê và trà không đường có thể uống ở mức độ vừa phải. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống quá nhiều trà và cà phê - hơn 4 tách mỗi ngày, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, theo Doctor NDTV.

9. Chia nhỏ bữa ăn

Cần ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên trong suốt cả ngày để điều chỉnh lượng đường trong máu và tránh việc tăng lượng đường trong máu đột ngột, làm cho tuyến tụy sản xuất insulin.
Không ăn quá nhiều hoặc quá ít trong mỗi bữa ăn, cũng không ăn quá no hoặc để quá đói, để giúp duy trì mức đường huyết luôn ổn định, theo Doctor NDTV.

10. Kiểm soát tốt tim mạch

Ở người bị tiền tiểu đường, cần nhất là đảm bảo sức khỏe tim mạch được kiểm soát. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo huyết áp nằm trong phạm vi bình thường, tức là dưới 120/80 mmHg đối với người dưới 65 tuổi, theo Doctor NDTV.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.