2 nữ gác chắc cứu bà cụ trước đoàn tàu: 10 năm bị chửi, dọa đánh khi nhắc nhở

13/02/2019 18:44 GMT+7

Trên 10 năm làm nghề gác chắn đường tàu, 2 nữ nhân viên dũng cảm cứu bà cụ vượt rào chắn vừa qua, từng nhiều lần bị người dân chửi, dọa đánh hay tông xe vào người khi lên tiếng nhắc nhở an toàn.

Hai nữ nhân viên gác chắn Nguyễn Thị Minh (35 tuổi, ngụ Hà Tĩnh) và Đỗ Thị Lan (32 tuổi, ngụ Nam Định) trong 10 năm qua, theo sự luân chuyển của cơ quan, được giao nhiệm vụ “trấn giữ” nhiều gác chắn quan trọng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
[VIDEO] Cứu cụ bà, hai nữ nhân viên gác chắn được khen thưởng tới tấp

Có ca trực thức trắng đêm

Nghe qua thì có vẻ công việc này hơi nhàm bởi các nhân viên gác chắn chỉ có mỗi nhiệm vụ đóng chắn, ra tín hiệu đón tàu vào, sau đó gỡ chắn để các phương tiện đường bộ lưu thông trở lại.
Vì là nữ nên chưa bị đánh, nhưng chị Minh cho biết một đồng nghiệp nam từng bị đánh khi ngăn người dân vượt rào chắn Ảnh: Lê Lâm
Tuy nhiên xét về tính chất thì công việc này rất quan trọng. Nếu họ không đóng chắn kịp thời và xử lý tốt các vấn đề phát sinh thì có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, nghề này cũng khá căng thẳng vì trong một ca trực như vậy tàu đến liên tục, nếu làm ca đêm thì coi như thức cả đêm.
Ý thức được tầm quan trọng đó, hai chị Minh và Lan luôn làm việc với tinh thần nghiêm túc, tuân thủ chấp hành các quy định của cơ quan giao. Nhưng lắm lúc vì vậy mà các chị bị người dân chửi oan không thương tiếc.
[VIDEO] Băng qua đường ray đã đóng gác chắn, bà cụ may mắn thoát chết
Theo chị Minh, mỗi gác chắn có thời gian đóng chắn đón tàu vào khác nhau. Trạm gác chị đang làm hiện tại là 3 phút.
“Khi gặp phải rào chắn, nhiều người ý thức kém không chịu chờ mà cố tình băng qua. Cá biệt có một số trường hợp là nam thanh niên say xỉn, họ còn bước tới đẩy gác chắc vào rồi chạy qua. Khi chúng tôi nhắc nhở thì lên tiếng chửi, dọa đánh”, chị Minh nói.
Chị Minh cho biết thêm, do bản thân là phụ nữ nên chưa gặp những trường hợp như vậy nhưng đồng nghiệp nam của chị từng bị đánh.
Chị Lan cho hay bản thân đã nhiều lần bị chửi, tông xe vào người vì ngăn người dân vượt gác chắn Ảnh: Lê Lâm
Tương tự chị Lan kể lại, có những đêm đứng chắn, chị nghe thấy từ xa có tiếng xe máy đang chạy nhanh đến, chị ra hiệu dừng lại nhưng người điều khiển xe không những không dừng mà còn hướng đâm vào chị. Chị phải chạy né đi, sau đó thì người chạy xe lách lên hè phóng chạy băng qua đường sắt.
Hai chị chưa có nhà, người ở trọ và người sống nhà tập thể của cơ quan Ảnh: Lê Lâm

Người sống nhà trọ, người ở nhà tập thể

Rời quê vào Đồng Nai lập nghiệp hơn 10 năm, nhưng cả chị vẫn còn khó khăn về kinh tế. Chị Minh lấy chồng cùng quê, cùng ngành. Chị làm gác chắn còn anh là nhân viên duy tu, bảo dưỡng đường sắt. Vợ chồng chị cùng đứa con 9 tuổi hiện đang ở nhà tập thể của đường sắt (gần ga Biên Hòa).
Còn chị Lan trước đó cũng ở nhà tập thể, sau khi lấy chồng thì chuyển ra ngoài nhưng vẫn thuê trọ để sống. Chồng chị làm công nhân trong khu công nghiệp, đồng lương cũng ít ỏi.
Khi chúng tôi hỏi chừng nào mua nhà ở, hai người cười khổ rồi trả lời: “Khi nào có tiền đã”.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.