10 năm sau thảm họa Fukushima, người Nhật Bản vẫn lo lắng về tai nạn hạt nhân

12/03/2021 13:24 GMT+7

Hôm 11.3, người biểu tình chống hạt nhân và nhiều người khác tập trung thinh lặng tưởng nhớ 20.000 nạn nhân của trận động đất và sóng thần đã tàn phá Fukushima (Nhật Bản) và gây ra thảm họa hạt nhân kinh hoàng cách đây 10 năm.

Trước khi bắt đầu làm việc, Atsushi Niizuma, một chủ nhà hàng, lặng lẽ cầu nguyện cho mẹ mình ở một đền thờ tại Fukushima. Bà là một trong 20.000 nạn nhân của trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản cách đây 10 năm.
Sức tàn phá của thiên nhiên phá hủy toàn bộ thị trấn và cả nhà máy điện Daiichi, gây ra thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới kể từ sau vụ Chernobyl.

Nhật Bản thắp nến tưởng nhớ nạn nhân động đất và sóng thần ở Fukushima cách đây 10 năm.

Reuters

Ngôi đền là biểu tượng hy vọng cho những người còn sống sót. Nó không bị tàn phá quá nặng nề, dù những tòa nhà xung quanh đều bị quét sạch.
“Đã 10 năm trôi qua kể từ khi thảm họa xảy ra và thị trấn này cuối cùng nó cũng ra dáng một thị trấn trở lại nhờ nhiều ngôi nhà mới được xây dựng. Hôm nay tôi tới đây để nói với các nạn nhân ở thị trấn này rằng mọi người đã quay lại đời sống bình thường với lòng biết ơn”, ông Atsushi Niizuma nhấn mạnh.

Nghi lễ mặc niệm những người đã qua đời trong thảm họa Fukushima do Nhật hoàng Naruhito và phu nhân chủ trì ở Tokyo.

Reuters

Vào lúc 2:46 chiều, thời điểm trận động đất xảy ra cách đây 10 năm, Nhật hoàng Naruhito và phu nhân chủ trì nghi lễ mặc niệm những người đã qua đời ở Tokyo. Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Yoshihide Suga nhấn mạnh rằng những tổn thất nhân mạng vẫn rất khó chấp nhận được.
Chính phủ Nhật Bản đã chi khoảng 300 tỉ USD để phục hồi vùng đất bị tàn phá. Tuy nhiên, nhiều khu vực xung quanh nhà máy điện vẫn hạn chế người vào, được gọi là vùng đất không người, và vẫn còn đó nhiều lo ngại về mức phóng xạ. Quá trình phá hủy hoàn toàn nhà máy này có thể mất hàng chục năm và tiêu tốn hàng tỉ USD.

Nạn nhân sống sót sau thảm họa Fukushima nhận thức ăn cứu trợ cách đây 10 năm trong ảnh trên và ảnh dưới là khung cảnh hiện tại của chính địa điểm này.

Reuters

Nhật Bản một lần nữa tranh luận về vai trò của năng lượng hạt nhân khi quốc gia nghèo tài nguyên đang đặt mục tiêu đạt được mức trung tính cacbon ròng vào năm 2050 để chống lại sự nóng lên toàn cầu.
Tuy nhiên, một khảo sát trên truyền hình Nhật Bản cho thấy 85% công chúng lo lắng về tai nạn hạt nhân.
Người biểu tình chống hạt nhân đã tập trung trước trụ sở nhà máy điện Tokyo, công ty chủ quản của nhà máy hạt nhân Daiichi, vào tối 11.3 để phản đối. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.