Kết thúc tháng 6.2016, sức mua của thị trường ô tô Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Ô tô nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia... lần lượt cập cảng nhưng chưa thể đáp ứng đủ nguồn cung trên thị trường khiến doanh số bán của nhiều mẫu xe giảm mạnh. Trong khi đó, một số dòng ô tô lắp ráp trong nước vẫn đang chật vật tìm khách. Dưới đây là 10 mẫu ô tô bán ít nhất trong tháng 6.2018 theo số liệu bán hàng từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA):
1. Suzuki Vitara: 1 xe
Ngoài việc không đủ nguồn cung, mức giá bán lên tới 779 triệu đồng... chính là những yếu tố khiến Vitara khó thuyết phục người tiêu dùng ô tô. Trong tháng 6.2018, chỉ có duy nhất 1 chiếc Vitara được bán ra thị trường Việt Nam.
|
2. Suzuki Ertiga: 2 xe
Ertiga trở thành cái tên quen thuộc trong sách sách ô tô có doanh số bán thấp nhất thị trường suốt những tháng qua. So với tháng 5.2018, doanh số bán của Ertiga giảm 2 xe. Kiểu dáng cục mịch, trang bị nghèo nàn... chính là lý do khiến Ertiga chưa thể cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc.
|
3. Suzuki Ciaz: 4 xe
Mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan trang bị khá đầy đủ tính năng, công nghệ nhưng việc thất thế về giá bán (565 triệu đồng), sức hút từ thương hiệu Suzuki khiến doanh số bán Ciaz vẫn khá nghèo nàn. Trong tháng 6.2018, mẫu sedan này chỉ tiêu thụ được 4 xe.
|
4. Ford Ranger: 6 xe
Từ vị thế của một trong những mẫu xe bán chạy nhất thị trường Việt Nam, doanh số bán ra của Ford Ranger đang lao dốc không phanh. Hoạt động nhập khẩu của Ford Việt Nam bị gián đoạn từ đầu năm, phần nào ảnh hưởng đến nguồn cung của mẫu bán tải này. Sau nhiều tháng sụt giảm, doanh số bán của Ford Ranger trong tháng 6.2018 chỉ còn 6 xe.
|
5. Ford Everest/Explorer: 7 xe
Tương tự như Ford Ranger, doanh số hai mẫu SUV Ford Everest và Explorer cũng giảm mạnh do không đáp ứng đủ nguồn cung. Hiện tại, Ford Everest nhập khẩu từ Thái Lan dự kiến sẽ trở lại Việt Nam vào tháng 8.2018.
|
6. Mitsubishi Attrage: 7 xe
Cùng với Suzuki Ciaz, Mitsubishi Attrage là một trong những mẫu sedan hạng B được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan. Mức giá của Attrage khá cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc khi 4 phiên bản được phân phối với giá từ 410 - 505 triệu đồng. Tuy nhiên, trong bối hoạt động nhập khẩu ô tô bị ảnh hưởng do những tác động từ chính sách, doanh số bán của Attrage cũng giảm mạnh. Trong tháng 6.2018, chỉ có 7 xe được bán ra trên thị trường.
|
7. Mitsubishi Triton: 9 xe
Mẫu bán tải Mitsubishi Triton cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự Ford Ranger. Sau khi nguồn hàng dự trữ dần cạn kiệt, doanh số bán của Triton trong tháng 6.2018 giảm chỉ còn 9 xe. Theo kế hoạch, Mitsubishi Triton thuộc diện hưởng thuế nhập khẩu 0% sẽ được hãng xe Nhật Bản phân phối vào tháng 8.2018.
|
8. KIA Optima: 25 xe
Nắm lợi thế giá bán hấp dẫn nhất phân khúc sedan hạng D, tuy nhiên KIA Optima vẫn không thể cạnh tranh với các đối thủ như Mazda6, Toyota Camry hay Honda Accord… tại Việt Nam. Doanh số bán tăng 10 xe so với tháng 5.2018 vẫn chưa đủ để KIA Optima thoát khỏi danh sách ô tô bán ít nhất thị trường. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp Optima góp mặt trong danh sách này.
|
9. Mazda BT-50: 28 xe
Hiện tại, các dòng xe bán tải tại Việt Nam đều được các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan. Chính vì vậy, khi hoạt động nhập khẩu ô tô bị gián đoạn, hầu hết các mẫu xe bán tải đều rơi vào cảnh khan hàng, không có đủ để bán. Với doanh số đạt 28 xe, Mazda BT-50 là mẫu bán tải thứ 3 lọt vào danh sách này.
|
10. Honda Accord: 39 xe
Mẫu sedan hạng D được Honda nhập khẩu từ Thái Lan tiếp tục quay trở lại danh sách những mẫu xe bán ít nhất tháng. Ngoài việc nguồn cung hạn chế, giá bán (1,203 tỉ đồng) cao hơn các đối thủ chính là một trong những lý do khiến Accord khó thuyết phục được người tiêu dùng ô tô tại Việt Nam.
|
Bình luận (0)