10 sự kiện đình đám nhất lĩnh vực ô tô thế giới năm 2018

30/12/2018 08:06 GMT+7

Những quyết sách liên quan đến ngành ô tô của Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng tác động từ cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ, cũng như vụ bê bối liên quan đến “ông trùm” liên minh Nissan-Renault-Mitsubishi… đánh dấu một năm đầy biến động của lĩnh vực ô tô thế giới.

Năm 2018 khép lại với nhiều sự kiện đáng nhớ của lĩnh vực ô tô thế giới. Những tổng hợp dưới đây của tạp chí Autoblog sẽ giúp chúng ta nhìn lại những thay đổi liên quan đến lĩnh vực ô tô toàn cầu trong năm 2018:
1. “Ông trùm” liên minh Nissan-Renault-Mitsubishi bị bắt
Carlos Ghosn - Giám đốc điều hành liên minh ô tô Nissan-Renault-Mitsubishi đã làm chấn động ngành ô tô thế giới trong năm 2018. Từ chỗ được xem là người hùng, góp công lớn trong việc hình thành nên một trong những liên minh ô tô lớn nhất thế giới, Carlos Ghosn bất ngờ dính vào vòng lao lý. Ngày 19.11.2018, Carlos Ghosn với Giám đốc đại diện Greg Kelly sau khi bị  cáo buộc gian lận tài chính. Cụ thể, theo cơ quan điều tra Nhật Bản, Carlos Ghosn cùng với Greg Kelly đã lạm dụng chức vụ để sử dụng tài sản của công ty vào mục đích cá nhân. Bên cạnh đó, Carlos Ghosn còn bị cáo buộc gian lận trong việc khai báo khoản thu nhập cá nhân.
Carlos Ghosn bị bắt do liên quan đến việc gian lận tài chính
Từ “người hùng” trở thành “tội đồ”, Carlos Ghosn đã bị Hội đồng quản trị của Nissan, Mitsubishi sa thải. Hiện tại, Carlos Ghosn đang bị cơ quan thực thi pháp luật Nhật Bản giam giữ để tiếp tục điều tra. Việc Carlos Ghosn dính vào vòng lao lý đã tạo nên những mối nghi ngại về tương lại của liên minh ô tô Nissan-Renault-Mitsubishi.
2. Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, ngành ô tô chịu ảnh hưởng
Những quyết sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo nên những xáo trộn trong hoạt động sản xuất của nhiều hãng ô tô, đồng thời hâm nóng cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Sau khi lên nắm quyền, Donald Trump liên tục ban hành thuế quan đối với thép và nhôm nhập khẩu, tăng Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ để đạt được thỏa thuận mới với Canada và Mexico. Đặc biệt, ông Trump còn liên tục đe dọa tăng thuế quan đối với hành hoá Trung Quốc cững như thuế nhập khẩu sản phẩm với những hãng xe không đặt nhà máy sản xuất trên lãnh thổ nước Mỹ.
Lãnh đạo các quốc gia tham dự hội nghị G7 hồi giữa năm 2018 - Ảnh: AP/Jesco Denzel
Những động thái động thái cứng rắn này của Donald Trump hoạt động sản xuất của các hãng xe có nhiều xáo trộn. Giữa bối cảnh chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, Tập đoàn General Motor (GM) của Mỹ cho biết họ đã mất thêm khoảng 1 tỉ USD cho việc xuất nhập khẩu nguyên liệu thô dành cho sản xuất ô tô sau khi thuế tăng. Ford huỷ bỏ kế hoạch nhập khẩu mẫu Focus Active do Trung Quốc sản xuất, trong khi Volvo do Geely sở hữu tạm hoãn kế hoạch IPO tại Mỹ. Doanh số của thương hiệu xe điện Tesla tại Trung Quốc liên tục lao dốc, trong khi các hãng ô tô Đức cũng đang đau đầu với những rủi ro về sản xuất phân phối sản phẩm tại Mỹ, Trung Quốc - hai thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Tin liên quan

5 sự kiện nổi bật nhất lĩnh vực ô tô Việt Nam năm 2018
Tác động từ Nghị định 116 tạo ra những thay đổi bất ngờ trên thị trường, cùng với những chuyển động "thần tốc" thương hiệu ô tô Việt VinFast... đánh dấu năm 2018 với nhiều sự kiện đáng nhớ trong lĩnh vực ô tô Việt Nam.
3. GM tuyên bố đóng cửa 5 nhà máy, sa thải hơn 14.000 công nhân
Tháng 11.2018, dù tình tình kinh doanh vẫn khá lạc quan nhưng GM đã làm chấn động ngành ô tô thế giới sau tuyên bố sẽ cho đóng cửa 5 nhà máy sản xuất ô tô và cắt giảm hơn 14.000 nhân công ở khu vực Bắc Mỹ nhằm tiết kiệm chi phí. Điều này khiến không ít người lo ngại về viễn cảnh của một cuộc suy thoái đang có nguy cơ tái diễn trong ngành ô tô. Bởi trước đó, vào năm 2008 khi chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế, GM đã sa thải hơn 10.000 nhân viên.
GM làm chấn động ngành ô tô thế giới sau tuyên bố sẽ đóng cửa 5 nhà máy sản xuất ô tô
Tuy nhiên, theo GM động thái này nhằm đối phó với nguy cơ của một cuộc suy thoái có thể diễn ra trong thời gian tới, đồng thời để theo kịp xu hướng xe điện và xe tự lái của toàn ngành tương lai. Hiện tại, tình hình kinh doanh của GM vẫn rất khả quan khi đạt mức lợi nhuận 2,5 tỉ USD và có gần 20 tỉ USD tiền mặt từ việc kinh doanh các loại xe tải, xe chuyên dụng.
4. Ford tuyên bố ngừng sản xuất nhiều mẫu xe cỡ nhỏ
Tháng 4.2018, Ford khiến làng ô tô thế giới bất ngờ khi công bố việc ngừng sản một số dòng ô tô cỡ nhỏ thuộc phân khúc xe du lịch tại thị trường Mỹ. "Không kèn không trống", ngay sau đó Ford đã lặng lẽ dừng sản xuất các mẫu Fiesta, Fusion, Taurus và dòng van C-Max ở nhà máy Michigan. Riêng dòng Focus sẽ được điều chỉnh thành Crossover. Như vậy, mẫu xe này cùng với dòng Mustang, sẽ là hai mẫu xe du lịch truyền thống hiếm hoi còn sót lại trong danh mục sản phẩm của Ford tại Mỹ.
Ford ngừng sản xuất nhiều mẫu ô tô cỡ nhỏ trong năm 2018 tại Mỹ
Chính sách này được đưa ra bởi Giám đốc điều hành Jim Hackett nhằm hướng tới mục tiêu cắt giảm tối đa chi phí và thay đổi theo xu hướng lựa chọn của người tiêu dùng vốn đang chuộng xe bán tải, xe đa dụng gầm cao như SUV, Crossover… Trong năm 2018, giá cổ phiếu của Ford đã liên tục biến động.
5. Sergio Marchionne ra đi mãi mãi
Tháng 7.2018, ông Sergio Marchionne, cựu Giám đốc điều hành tập đoàn Fiat Chrysler Automobiles (FCA) qua đời ở tuổi 66 sau khi không vượt qua được ca phẫu thuật điều trị ung thư tại Thụy Sĩ. Điều này khiến không ít người bất ngờ, bởi trước đó Marchionne đã lên kế hoạch nghỉ hưu vào năm 2019 để nhường lại chiếc ghế tại FCA cho Mike Manley.
Sergio Marchionne, cựu Giám đốc điều hành tập đoàn Fiat Chrysler Automobiles (FCA)
Sergio Marchionne, là người có công lớn trong việc hồi sinh tập đoàn tập đoàn Fiat Chrysler Automobiles. Trong đó, việc chú trọng đẩy mạnh sự phát triển của hai thương hiệu Ram và Jeep của Marchionne, được xem là quyết định mang tính bước ngoặc, góp phần mang lại lợi nhuận lớn cho FCA.
6. Elon Musk liên tục dính bê bối
Góp công lớn vào sự thành công của thương hiệu xe điện Tesla tuy nhiên trong năm 2018, Elon Musk cũng tạo ra không ít tai tiếng với những phát ngôn gây sốc. Trong vụ giải cứu đội bóng "Lợn rừng" tại Thái Lan, Elon Musk từng nói sẽ đưa tàu ngầm do Tesla phát triển vào áp dụng. Tuy nhiên điều này không được chấp nhận và còn bị thợ lặn Vernon Unsworth chế giễu. Đáp lại, Elon Musk đã gọi thợ lặn này là "kẻ ấu dâm".
Elon Musk tạo không ít ta tiếng trong lĩnh vực ô tô thế giới với những phát ngôn gây sốc
Bên canh đó, Elon Musk cũng không ít lần đả kích các nhà báo, hút thuốc ngay trong một cuộc phỏng vấn trên YouTube hay sử dụng thuốc an thần Ambien để ngủ tới 120 giờ mỗi tuần. Đặc biệt với những thông tin liên quan đến cổ phiếu Tesla trên Twitter, Elon Musk còn bị Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đưa ra những cáo buộc có hành động lựa dối nhà đầu tư. Cơ quan điều tra sau đó đã vào cuộc khiến Elon Musk bị phạt 20 triệu USD và buộc thôi giữ chức chủ tịch tại Tesla.
7. Xe tự lái của Uber gây tai nạn chết người
Hiện trường vụ tai nạn do xe tự lái gây ra làm một người phụ nữ thiệt mạng
Viễn cảnh về cuộc chạy đua phát triển công nghệ ô tô tự lái của nhiều hãng xe trên thế giới bất ngờ bị “dội gáo nước lạnh” trong năm qua. Tháng 3.2018, một chiếc Volvo trang bị công nghệ tự lái do Uber phát triển, bất ngờ cán chết một phụ nữ đi xe đạp qua đường ở Tempe, Ariz. Cơ quan điều tra xác định, Uber đã vô hiệu hóa hệ thống phanh khẩn cấp trên chiếc Volvo XC90 và phần mềm tự lái không thể nhận ra người đi bộ. Tuy nhiên, vụ việc này đã tạo ra không ít mối nghi ngại về công nghệ ô tô tự lái.
8. Sự trở lại của Jeep ở phân khúc xe bán tải
Gladiator đưa Jeep trở lại phân khúc xe bán tải
Kể từ khi chiếc Comanche đi vào dĩ vãng từ năm 1992, suốt hơn 2 thập kỷ Jeep không có một mẫu xe nào tham gia vào phân khúc bán tải. Tuy nhiên, tháng 12.2018 thương hiệu xe Mỹ khiến không ít tín đồ mê ô tô trên thế giới bất ngờ khi giới thiệu chiếc bán tải hoàn toàn mới mang tên Gladiator. Về cơ bản, Jeep Gladiator là một chiếc Wrangler với khung mới và chiều dài cơ sở dài hơn. Tải trọng khả năng kéo nâng cao, cánh cửa và nóc xe có thể tháo rời. Jeep cũng trang bị cho Gladiator hàng loạt các tính năng off-road.
9. Thắt chặt quy định về khí thải ô tô, đối phó với biến đổi khí hậu
Cùng với các quốc gia châu Âu, tháng 10.2018 Chính phủ Mỹ cũng dấy lên hồi chuông cảnh báo về sự tác động của ô tô sử dụng động cơ đốt trong với sự nóng lên của toàn cầu. Các tổ chức về môi trường trên thế giới liên tục đưa ra cảnh báo về việc nguồn nguyên liệu đang dần cạn kiệt, cùng với lượng khí thải thoát đang gia tăng nhanh chống gây ra những thảm họa thiên nhiên. Trong đó, khí thải từ ô tô được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường.
Khí thải từ ô tô được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường
Trước tình trạng này, các nước châu Âu, Mỹ đã lên kế hoạch thắt chặt quy định về khí thải ô tô. Nhiều quốc gia còn áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế các dòng xe dùng động cơ diesel. Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô đang cố gắng áp dụng các công nghệ mới, nhằm giảm lượng khí thải, đưa mức tiêu thụ nhiên liệu xuống thấp nhất… đồng thời phát triển xe điện, xe hybrid…
10. Cạnh tranh Tesla, các nhà sản xuất ô tô hạng sang ồ ạt ra xe điện
Năm 2018, đánh dấu sự trỗi dậy của các thương hiệu ô tô hạng sang ở châu Âu trong lĩnh vực ô tô điện cao cấp. Trước những bước tiến của Tesla, các ông lớn trong ngành sản xuất ô tô của châu Âu như Porsche, Audi, Mercedes-Benz đã có sự đầu tư nghiêm túc lĩnh vực xe điện cao cấp.
Porsche Taycan
Chỉ trong một thời gian ngắn, một loạt các mẫu mã ô tô điện cao cấp lần lượt xuất hiện. Porsche giới thiệu Taycan, Audi tung ra mâu E-Tron 2020, Jaguar đưa I-Pace vào sản xuất thương mại, trong khi Mercedes giới thiệu concept EQC 400. Động thái này cho thấy, các hãng xe hơi truyền thống đang không ngừng nỗ lực để cạnh tranh với Tesla trong lĩnh vực ô tô điện vốn được xem là xu hướng của tương lai.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.