1. Uống bổ sung vitamin hằng ngày
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những loại vitamin này không chỉ có thể không hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh mạn tính, mà nếu dùng với liều lượng lớn còn có hại ngay lập tức, theo News Break.
Tất cả các vitamin và chất dinh dưỡng có thể được tìm thấy trong rau, trái cây và các sản phẩm sữa, thay vì bạn uống viên bổ sung. Nếu buộc phải uống viên bổ sung vitamin, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
2. Việc gì cũng uống thuốc giảm đau
Nhiều người hễ gặp việc gì cũng uống thuốc giảm đau, mà không biết rằng tác dụng tổng hợp của chúng có thể nhanh chóng trở nên nguy hiểm.
|
3. Uống bổ sung canxi hằng ngày
Canxi có thể cần thiết, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy bổ sung canxi nhiều có thể làm tăng nguy cơ tích tụ mảng bám trong động mạch, theo News Break.
Tốt nhất là nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như rau xanh và các sản phẩm từ sữa.
4. Ăn sáng qua loa
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc duy trì cân nặng hợp lý sẽ dễ dàng hơn nếu ăn bữa sáng đầy đủ với nhiều protein.
5. Ngoáy tai bằng tăm bông
Trừ khi ống tai bị tắc nghẽn mới nên ngoáy tai.
Ráy tai có tác dụng đẩy các tế bào da chết ra khỏi tai và có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm.
Đừng ngoáy tai bằng tăm bông vì nó lớn hơn nửa đường kính của ống tai, có thể chặn và đẩy ráy tai vào sâu hơn, theo News Break.
6. Gội đầu hằng ngày
Gội đầu quá nhiều có thể gây khô da đầu, khiến da bị bong tróc và ngứa, đồng thời dễ bị các bệnh như viêm nang lông hoặc viêm da tiết bã. Chỉ nên gội 2 lần một tuần.
7. Đánh răng ngay sau khi ăn
Đánh răng quá sớm sau khi ăn có thể có hại cho men răng, nhất là sau khi ăn đồ chua. Tốt nhất, nên đợi 30 - 60 phút sau khi ăn, theo ET.
8. Để bàn chải đánh răng gần khu vực vệ sinh
Hãy đảm bảo rằng nó không ở gần khu vệ sinh vì nếu không đậy nắp khi xả nước, sẽ giải phóng một chùm khí dung có chứa vi khuẩn và bay lơ lửng trong không khí trong tối đa 2 giờ - có thể bám vào bàn chải đánh răng, theo ET.
9. Ăn nhiều trái cây sấy khô
Trái cây sấy khô chứa nhiều đường và cả chất bảo quản. Nên kiểm tra thành phần dinh dưỡng của trái cây sấy khô trước khi mua, theo spoonuniversity.
10. Ăn sữa chua hương trái cây có đường
Hãy chọn loại bình thường hoặc tự nhiên, không đường hoặc ít đường, vì có thể không có trái cây thực trong sữa chua và còn có nhiều đường hơn.
11. Ăn ngũ cốc ăn liền
Ngũ cốc ăn liền thường chứa nhiều đường và carbohydrate. Hãy tự rang xay hoặc mua loại rang xay thô.
12. Ăn nhiều bỏng ngô
Có rất nhiều thành phần xấu trong bỏng ngô và bạn không thể kiểm soát lượng dầu và bơ trong công thức và có thể có cả chất béo chuyển hóa. Tốt nhất là nên tự chế biến.
13. Nước ép trái cây mua về
Nước ép trái cây mua về hiếm khi chứa trái cây thật nhưng chứa nhiều đường và calo.
Hãy tự làm ở nhà, và ăn trái cây vẫn tốt hơn vì có cả chất xơ trong khi nước trái cây chỉ chứa đường ngay cả nước trái cây nguyên chất, theo spoonuniversity.
14. Ăn khoai tây chiên
Khoai tây chiên không tốt, không phải vì chứa nhiều chất béo hoặc calo. Mà còn vì khoai tây chiên bị cháy và những thức ăn bị cháy khác, có chứa acrylamide có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
15. Không ăn chất béo
Bộ não được tạo thành từ 60% chất béo, vì vậy cần phải ăn chất béo tốt như dầu ô liu, trái bơ cũng như omega-3 trong dầu cá và cá béo, để giúp giảm viêm trong cơ thể và cải thiện chức năng não, theo ET.
16. Sữa nào cũng tốt
Nhiều sản phẩm từ sữa thường chứa chất béo bão hòa, khác với chất béo không bão hòa trong dầu ô liu và omega-3, theo ET.
Nếu dùng sữa, hãy đọc nhãn để đảm bảo không quá 2 - 3 gram chất béo bão hòa mỗi khẩu phần, theo News Break.
Bình luận (0)