Theo nghiên cứu đăng trên Journal of Positive Psychology được các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Đại học California-Riverside thực hiện, cách tốt để đối phó với căng thẳng khi chờ đợi là có một “trải nghiệm kinh sợ” (awe experience).
tin liên quan
10 thói quen tốt mang lại hạnh phúc cho con ngườiNhà tâm lý học, tiến sĩ Katharine Sweeny, mô tả điều này như một khoảnh khắc giúp bạn "đánh mất chính mình" trong sự vĩ đại của cuộc sống.
“Thông thường, “awe” được tạo ra qua những trải nghiệm giúp chúng ta nhận ra “bức tranh lớn hơn” theo cách nào đó, thường qua việc quan sát các hiện tượng tự nhiên lớn, trải nghiệm sâu sắc (ví dụ: sinh, tử) hoặc thành tựu của con người” như một bản nhạc, tác phẩm nghệ thuật, hoặc thậm chí là một cảnh tượng thiên nhiên đáng kinh ngạc, tiến sĩ Sweeny nói với Inverse.
Trong 2 thí nghiệm: 330 sinh viên làm một bài kiểm tra trí thông minh giả; 399 người được dẫn dắt để tin rằng đồng nghiệp của họ đã đánh giá tính cách và ấn tượng đầu tiên của họ sau một cuộc trò chuyện 5 phút.
Khi chờ đợi kết quả của cả 2 tương tác căng thẳng, họ được cho xem một video về những con vật dễ thương, một video trung tính về cách làm móc được khóa, một cảnh hoàng hôn gây kinh ngạc, đầy cảm hứng.
Tiến sĩ Sweeny tìm ra bằng chứng cho thấy trải nghiệm sự kinh sợ đã thúc đẩy tâm trạng tích cực trong những giây phút chờ đợi lo lắng, mặc dù nó không có tác dụng với 100% người tham gia. Đối với một số người, video động vật dễ thương kéo tâm trạng lên nhiều hơn so với video hoàng hôn đáng kinh ngạc kia.
Kết quả này tương phản với nghiên cứu trước đây chứng minh thiền giúp sinh viên kiểm soát sự lo lắng. Năm 2017, tiến sĩ Sweeny xuất bản một bài báo trên Personality and Social Psychology Bulletin cho thấy thiền định chánh niệm làm giảm cảm giác lo lắng ở những sinh viên luật đang chờ kết quả kháng biện. Đặc biệt, thiền chánh niệm trợ giúp các sinh viên luật vốn dễ bị đau khổ, theo Inverse.
Như vậy, thiền và trải nghiệm kinh sợ "cung cấp" 2 cách để giảm bớt căng thẳng của sự chờ đợi dù chúng hoạt động khác nhau. Thiền hoạt động thông qua khả năng củng cố để đối phó, trong khi nỗi sợ hãi "chôn vùi căng thẳng" dưới tấm màn của cảm xúc tích cực.
Bình luận (0)