Xác lập vị thế mới trên trường quốc tế
Kết quả của đổi mới và cải cách ở Việt Nam trong năm 2017 thể hiện khá rõ ở ba lĩnh vực có liên quan với nhau, gồm: tư duy; năng lực nắm bắt cơ hội và biến thách thức thành động lực cải cách; sự gắn kết - tương tác sâu rộng hơn của chính quyền với doanh nghiệp.
Đặc biệt, về tư duy, so với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam đã có những bước tiến dài trong quyết tâm hội nhập; nhận thức chiến lược về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và ý thức chủ động thích nghi với tình thế đổi thay.
tin liên quan
Khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APECDù bị mất đi nhiều kỳ vọng sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam không mất đi vị thế của mình mà còn mạnh lên trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài nhờ định vị chiến lược đúng và nỗ lực hội nhập mạnh mẽ. Thành công đặc sắc của Hội nghị thượng đỉnh APEC là một điểm tựa quan trọng giúp Việt Nam bước lên một vị thế mới trong vai trò của mình với cộng đồng quốc tế.
Bao trùm lên đổi mới, cải cách của Việt Nam thời gian qua là chủ trương xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động. Chủ trương đó không chỉ đòi hỏi quyết tâm mà cả tầm nhìn và chiến lược thực hiện đồng bộ ở cả ba lĩnh vực: thể chế, tổ chức, và nguồn nhân lực. Thể chế đòi hỏi việc phân định trách nhiệm rõ ràng, giám sát kết quả minh bạch, và nguồn lực phân bổ thỏa đáng. Tổ chức đòi hỏi cơ chế đánh giá bổ nhiệm cán bộ thôi thúc sự tận tâm, tính chuyên nghiệp, và tính sáng tạo cao. Nguồn nhân lực đòi hỏi thu hút, sử dụng, phát triển và lưu giữ được cán bộ tài năng.
tin liên quan
APEC có thể vươn cao hơn và đi xa hơnThứ nhất, họ biết rõ kết quả đóng góp của mình được đánh giá minh bạch và trân trọng. Nó thể hiện ở tiền thưởng và mức tăng lương hằng năm (chẳng hạn, nhóm cán bộ có kết quả làm việc loại cao nhất được thưởng 4 - 6 tháng lương và được mức tăng lương cao; trong khi nhóm người có kết quả làm việc thấp không được tiền thưởng và mức tăng lương chỉ bằng tỷ lệ lạm phát). Thứ hai, mọi cán bộ đều được đánh giá mức tiềm năng phát triển. Hằng năm, với nỗ lực vươn lên của mình, họ sẽ biết được tiềm năng của mình được đánh giá đến đâu (cấp bộ, cấp vụ, hay cấp phòng) và khả năng vươn tới cương vị này là cao, khá cao, hay còn ở mức cần theo dõi. Thứ ba, điều kiện hỗ trợ, đào tạo, và bố trí công việc cho phù hợp nhất là rất tốt. Đồng thời, cơ quan cũng mở một kênh thoát để khoảng 5% cán bộ thấy mình không còn phù hợp chuyển ra khu vực tư nhân.
3 chữ “C” chiến lược
Gốc gác của các thách thức nằm ở ba vấn đề bắt đầu từ chữ C: Chiến lược, Cơ chế, và Con người.
Khi bắt đầu một nỗ lực lớn, Chính phủ nên phân tích và hoạch định kỹ càng về chiến lược trước khi triển khai hành động.
tin liên quan
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Việt Nam vươn lên nhờ nguồn thu, thị trường tài chính ổn định'Về cơ chế, kinh nghiệm hay của thế giới rất nhiều, cơ hội do toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 vô cùng dồi dào và quý giá. Nếu chúng ta luôn đặt ra câu hỏi, thế giới đã làm việc này như thế nào, đâu là cách hay nhất và việc này công nghệ số có thể giúp gì cho các nỗ lực đột phá thì chắc chắn Việt Nam sẽ có một cơ chế đặc sắc thôi thúc mọi người cả về trí tuệ và ý chí dân tộc trong nỗ lực vượt lên.
Về con người, người tài chúng ta không thiếu nhưng cần được sử dụng thỏa đáng, được khuyến khích hành động hết mình. Tất cả đều mong muốn nhìn thấy người ưu tú được phát hiện và trọng dụng.
Nếu chúng ta giải quyết đồng bộ cả ba yếu tố Chiến lược, Cơ chế, và Con người như nói ở trên, chắc chắn khi trên nóng, dưới sẽ hừng hực. Khí thế này sẽ xuất hiện ở mọi bộ ngành, địa phương, tổ chức, và doanh nghiệp. Nó quyết định sức mạnh trỗi dậy của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 21 này.
Bình luận (0)