3 điểm căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế Mỹ - Trung

06/06/2016 20:58 GMT+7

Hiện tại không phải là thời điểm tốt cho mối quan hệ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Theo CNN, trong bối cảnh kinh tế quốc gia châu Á chậm lại và chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đến đoạn nước rút, căng thẳng kinh tế Mỹ - Trung dâng cao. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew là một trong những quan chức Mỹ đến thăm Bắc Kinh trong hôm nay 6.6 để hội đàm với các quan chức hàng đầu Đại lục.
Dưới đây là một trong số những điểm quan trọng trong tình hình căng thẳng kinh tế giữa hai bên.
1. Quá nhiều thép
Trung Quốc sản xuất một nửa số thép trên thế giới. Khi nền kinh tế nước này chậm lại, nhu cầu thép trong nước giảm đi. Bắc Kinh bị cáo buộc bán phá giá số kim loại không có nhu cầu của họ tại các thị trường khác, buộc nhiều đối thủ phải đóng cửa nhà máy, sa thải hàng nghìn nhân viên.
Tháng trước, động thái tăng đáng kể mức thuế áp lên các sản phẩm thép Trung Quốc của Mỹ khiến Bắc Kinh bất bình. Trung Quốc giải thích dư thừa thép toàn cầu xuất phát từ nhu cầu yếu, và cho hay họ sẵn sàng làm việc để tìm ra giải pháp. Nước này cũng công bố cắt giảm 500.000 việc làm trong các nhà máy thép.
Dù vậy, dư cung vẫn còn là vấn đề. “Sản xuất dư thừa có thể phá hỏng và gây hại cho thị trường toàn cầu”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết. Ông Jack Lew nói rằng Đại lục nhất thiết cần “giảm đáng kể sản xuất” trong ngành công nghiệp thép và nhôm.
2. Lo ngại tiền tệ
Tiền tệ Trung Quốc, nhân dân tệ, có chuyến đi không mấy suôn sẻ trong năm qua vì chịu áp lực từ luồng vốn thoái lớn. Tháng 8.2015, việc nhân dân tệ bị phá giá gây sốc thị trường toàn cầu.
Bắc Kinh gần đây thiết lập phạm vi giao dịch hằng ngày của nhân dân tệ ở mức thấp nhất trong 5 năm qua. Điều này có thể khiến đất nước bị cáo buộc thao túng tiền tệ nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. Đây là chủ đề yêu thích của tỉ phú đang tranh cử tổng thống Mỹ Donald Trump.

tin liên quan

Ai đang là chủ nợ của Mỹ?
Ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông có thể "làm một thương vụ hời" trên nợ Mỹ, bằng cách thuyết phục các chủ nợ của nước này chấp nhận mức thanh toán thấp hơn, chẳng hạn như 85 cent cho mỗi đô la Mỹ.
Trung Quốc từng tuyên bố sẽ để nhân dân tệ chuyển dịch tự do hơn song vẫn có nhiều nghi ngờ đặt ra xung quanh lời cam kết này. Hồi tháng 4, Kho bạc Mỹ đặt Trung Quốc vào danh sách các nước cần theo dõi về chính sách ngoại hối.
Phản ứng trước vụ việc, một quan chức Trung Quốc cho hay: “Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có quyền quyết định chính sách tiền tệ của họ, nhưng chúng tôi sẽ hoan nghênh nếu Fed tăng cường hoạt động truyền thông chính sách với Trung Quốc và các thị trường tài chính quốc tế”.
3. Doanh nghiệp ít được chào đón
Nhiều doanh nghiệp Mỹ phàn nàn về điều kiện làm ăn khó khăn tại Trung Quốc. Cuộc khảo sát mới nhất do Phòng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc thực hiện cho thấy 77% doanh nghiệp cho hay hiện nay, họ cảm thấy ít được chào đón ở nước bạn hơn so với lúc trước.

tin liên quan

Apple thua kiện giành thương hiệu ’iPhone’ ở Trung Quốc
Hãng công nghệ Apple vừa thua kiện giành thương hiệu “iPhone” với một doanh nghiệp Trung Quốc. Tòa án Bắc Kinh phán quyết cho phép công ty nước nhà quyền sử dụng thương hiệu “IPHONE” trên sản phẩm của họ.
“Các thành viên của chúng tôi quan tâm đến các biện pháp mà họ cho rằng đang được dùng để chống lại họ. Pháp luật không rõ ràng và giải thích thiếu nhất quán lần đầu tiên là những thách thức hàng đầu cho các doanh nghiệp trong năm nay”, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc James Zimmerman nói.
Một trong những vấn đề nổi lên gần đây bao gồm việc đàn áp các nội dung trực tuyến nước ngoài. Sách kỹ thuật số của Apple, các dịch vụ phim ảnh và nền tảng trực tuyến của Disney bị gỡ bỏ.
Ngược lại, các công ty Đại lục cũng gặp khó khi tiếp cận thị trường Mỹ. Hãng công nghệ khổng lồ Trung Quốc Huawei đối mặt với nhiều hạn chế về việc xây dựng hoạt động kinh doanh thiết bị viễn thông ở Mỹ vì lý do an ninh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.