Theo CNBC, nguy cơ hành động quân sự giữa lực lượng vũ trang Mỹ - Hàn và Triều Tiên đang tăng lên khi Bình Nhưỡng không cho thấy dấu hiệu sẽ ngừng đe dọa an ninh thế giới bằng những đợt phóng tên lửa đạn đạo. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gần đây đã phải thừa nhận kỹ thuật hạt nhân tiên tiến của nước láng giềng đã đạt đến một trình độ mới. Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó tuyên bố rằng “một cuộc xung đột lớn” với Triều Tiên là hoàn toàn có thể và mọi sự chuẩn bị đã được dọn sẵn lên bàn.
Theo Capital Economics, nếu cuộc chiến tranh với Triều Tiên, vốn được đánh giá là phương sách cuối cùng của Washington và Seoul, xảy ra thì nhiều ngành công nghiệp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng vì dấu chân của Mỹ và Hàn Quốc trong nền kinh tế toàn cầu là không hề nhỏ.
Giá sản phẩm điện tử sẽ tăng
Hàn Quốc là nước sản xuất hàng điện tử lớn thứ tư thế giới, chiếm khoảng 6% sản lượng toàn cầu. Vì thế, “ngay cả một cuộc xung đột kéo dài trong thời gian ngắn cũng sẽ gây ra thiệt hại to lớn không chỉ cho nền kinh tế Hàn Quốc, mà còn tác động đến kinh tế thế giới”, báo cáo của Capital Economics, cho biết.
tin liên quan
Hàng 'made in Triều Tiên' phổ biến nhờ các lệnh trừng phạt quốc tếGiữa lúc các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Triều Tiên gắt gao hơn, ngày càng có nhiều hàng hóa địa phương xuất hiện trong cửa hàng nước này.
Thương mại toàn cầu bị gián đoạn
Capital Economics cho biết “tác động lớn nhất của cuộc chiến tranh Triều Tiên đối với kinh tế toàn cầu có lẽ sẽ được cảm nhận rõ ràng nhất thông qua sự gián đoạn các dòng thương mại”. Nguyên nhân là do sự hội nhập sâu của Hàn Quốc vào chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu và khu vực, cũng như vai trò chi phối quan trọng của nền kinh tế Mỹ. Chín trong mười cảng container đông đúc nhất thế giới nằm ở châu Á, bao gồm thành phố cảng Busan của Hàn Quốc. Vì thế, ngay cả những quốc gia không tham gia vào cuộc xung đột cũng sẽ bị ảnh hưởng trong việc vận chuyển hàng hóa quanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nợ của Mỹ có thể tăng lên
“Một cuộc chiến tranh kéo dài ở Triều Tiên có thể thúc đẩy đáng kể số nợ liên bang ở Mỹ, vốn đang ở mức 75% GDP, một con số không mấy dễ chịu”, Capital Economics viết trong bản báo cáo. Tuy nhiên, hãng nghiên cứu này hi vọng rằng với ưu thế quân sự của Washington, thì cuộc hành động quân sự nếu có xảy ra cũng không kéo dài quá lâu, có thể chỉ trong vòng “vài tháng thay vì vài năm”. Song trong trường hợp Mỹ tham gia vào việc tái thiết sau chiến tranh với Bình Nhưỡng, gánh nặng tài chính của Nhà Trắng có thể sẽ còn tăng thêm. “Nếu Mỹ phải chi tiêu cho việc tái thiết ở Triều Tiên giống như ở Iraq và Afghanistan thì số nợ quốc gia sẽ không ngừng lại”, Capital Economics cảnh báo.
tin liên quan
Triều Tiên tuyên bố không muốn né tránh chiến tranh với MỹPhái đoàn thường trực của CHDCND Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc ngày 26.4 ra tuyên bố nhấn mạnh rằng nước này không sợ và cũng không muốn tránh một cuộc chiến tranh với Mỹ.
Bình luận (0)