Dưới đây là 3 nguyên nhân gây viêm xoang mà có thể nhiều người không biết:
Vi khuẩn
Viêm xoang kéo dài có thể do một loại vi khuẩn cụ thể nào đó gây ra. Tiến sĩ Samer Fakhiri, chuyên gia tại Trung tâm Y tế Hermann-Texas (Mỹ), mới đây đã chia sẻ về trường hợp của nữ bệnh nhân tên Gayle Adamson, theo Health24.
Cô bị viêm xoang hành hạ suốt nhiều năm và đã thử nhiều loại thuốc điều trị khác nhau, thậm chí phẫu thuật nhưng vẫn không hết viêm xoang.
“Khi xem hồ sơ y tế của Gayle, tôi nhận thấy các bác sĩ trước đó đã điều trị cho cô ấy rất tốt”, bác sĩ Fakhiri nói.
Sau khi kiểm tra, ông phát hiện tình trạng mà cô Gayle đan gặp không phải là vấn đề do phẫu thuật viêm xoang gây ra. Thay vào đó, cô bị nhiễm trùng ở vùng phía sau vách ngăn mũi và xoang bướm, theo Health24.
Các kiểm tra cho thấy Gayle bị nhiễm mycobacterium abscessus, loại vi khuẩn có họ hàng xa với các vi khuẩn gây bệnh lao và phong hủi. Sau khi xác định loại vi khuẩn này, cô Gayle đã được điều trị hợp lý và hồi phục.
tin liên quan
Hãy dành vài phút để biết cách cứu người bị đột quỵBơi lội hoặc lặn
Chất chlorine, có công dụng sát khuẩn mạnh, trong nước hồ bơi có thể gây kích ứng và sưng khi nó xâm nhập vào tai hoặc mũi, từ đó dẫn đến viêm xoang.
Khi các xoang mũi sưng lên, chất nhầy sẽ tích tụ trong xoang và làm vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Ngoài ra, lặn hoặc bơi dưới nước cũng gây ra những thay đổi về áp suất và làm viêm xoang tái phát.
Thay đổi áp suất có thể ảnh hưởng đến các ống xoang, khiến dịch nhầy mũi bị tắc nghẽn bên trong và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát, theo Trung tâm Xoang mũi New York (Mỹ).
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo những người đang bị cảm lạnh hay viêm xoang cần phải tránh bơi cho đến khi họ khỏi hẳn bệnh. Nếu không, chất chlorine khi xâm nhập vào xoang mũi và có thể khiến các triệu chứng bệnh thêm nặng.
Hút thuốc
Hút thuốc là và viêm xoang có mối lên kết với nhau. Thuốc lá không chỉ gây kích ứng xoang, gây sưng, viêm mà còn làm giảm khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể.
Một nghiên cứu mới đây ở Mỹ phát hiện những người hút thuốc bị các triệu chứng viêm xoang nặng hơn và phải sử dùng nhiều kháng sinh hơn để điều trị viêm xoang so với những người không hút thuốc.
“Ngoài ra, chúng tôi cũng phát hiện bằng chứng cho thấy nếu bạn bỏ thuốc lá thì triệu chứng bệnh có thể được cải thiện”, tiến sĩ Ahmad Sedaghat, người dẫn đều nghiên cứu tại Bệnh viện Mắt và Tai Massachusetts (Mỹ), cho biết.
Bình luận (0)