Các bằng chứng khoa học cho thấy đậu nành có thể giúp giảm lượng cholesterol trong máu, rất có lợi cho tim mạch, thậm chí có tác dụng giúp ngăn ngừa ung thư tái phát, theo Reader’s Digest.
Tuy nhiên, trong đậu nành có nhiều phytoestrogen, tức những chất có cấu trúc hóa học và đặc tính gần giống như hoóc môn nữ estrogen. Điều này làm dấy lên những lo ngại về tác động của chúng với cơ thể nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều đậu nành.
Dưới đây là 3 sự thật giúp mọi người sáng tỏ về những lo ngại khi tiêu thụ nhiều đậu nành:
Không gây dậy thì sớm
Vì đậu nành chứa estrogen thực vật nên khiến nhiều người lo ngại nó có thể làm các bé gái dậy thì sớm. Trong khi nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng đang được thực hiện thì các bằng chứng khoa học ban đầu cho thấy đậu nành không ảnh hưởng gì đến dậy thì.
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Nutrition Journal phát hiện ăn nhiều đậu nành không ảnh hưởng đến dậy thì sớm cũng như lần xuất hiện kinh nguyệt đầu tiên của các bé gái.
Không ảnh hưởng đến sức khỏe
Phytoestrogen còn được xem như estrogen thực vật. Tuy nhiên, estrogen thực vật lại có tác dụng rất yếu khi được nạp vào cơ thể người, Reader’s Digest dẫn lời tiến sĩ dinh dưỡng Pamela Fergusson tại Đại học British Columbia (Canada).
Trên thực tế, khẩu phần ăn thường ngày của chúng ta có nhiều loại thực vật giàu phytoestrogep như hạt lạnh, giá đỗ, hạt hướng dương… Điều quan trọng là mọi người cần biết rằng chúng ta có thể ăn những món chứa phytoestrogen nhưng chất này rất ít đi vào tuần hoàn máu và ảnh hưởng đến cơ thể, các chuyên gia cho biết.
Không làm giảm bản lĩnh đàn ông
Có những ý kiến lo sợ rằng nam giới ăn nhiều đậu nành sẽ làm suy giảm bản lĩnh đàn ông, hạ thấp nồng độ hoóc môn nam testosterone và khiến cơ ngực của họ nhão như phụ nữ.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều đậu nành không gây ra những tác động tiêu cực này lên sức khỏe nam giới. Đậu này không ảnh hưởng xấu đến testosterone, theo Reader’s Digest.
Bình luận (0)