3 thói quen này khiến nguy cơ sa sút trí tuệ của bạn tăng cao

03/02/2022 00:09 GMT+7

Sa sút trí tuệ là một hội chứng dẫn đến sự suy giảm các chức năng nhận thức như trí nhớ, khả năng suy nghĩ và khả năng học tập.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “Trên toàn thế giới có khoảng 55 triệu người bị sa sút trí tuệ, với hơn 60% sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Do tỷ lệ người cao tuổi trong dân số ngày càng tăng ở hầu hết các quốc gia, số người bị sa sút trí tuệ dự kiến sẽ tăng lên 78 triệu người vào năm 2030 và 139 triệu người vào năm 2050".

Trong khi các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu về chứng sa sút trí tuệ, các bác sĩ đã biết tại sao một số người lại có nguy cơ mắc chứng rối loạn này cao hơn những người khác.

Tiến sĩ Santoshi Billakota, một bác sĩ thần kinh người lớn và là giáo sư trợ lý lâm sàng tại Khoa Thần kinh thuộc Trường Y Grossman NYU, đã tiết lộ những hành vi làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, theo Eat This, Not That!

1. Ngủ không đủ giấc

Shutterstock

Nếu không có giấc ngủ đầy đủ, bộ não không thể lưu trữ bộ nhớ một cách đầy đủ

Theo tiến sĩ Billakota, “Ngủ là thời gian chính để não bộ của bạn thiết lập lại và củng cố thông tin cũng như trí nhớ.

Nếu không có giấc ngủ đầy đủ, bộ não không thể lưu trữ bộ nhớ một cách đầy đủ.

Thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến nhầm lẫn và cáu kỉnh, điều này có thể khiến việc học các nhiệm vụ/điều mới hoặc ghi nhớ các nhiệm vụ/điều mới trở nên khó khăn. Trí nhớ ngắn hạn có thể bị ảnh hưởng và theo thời gian, trí nhớ dài hạn cũng bị ảnh hưởng".

2. Thiếu tập thể dục

Không tập thể dục đủ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ

shutterstock

Tiến sĩ Billakota nói, "không tập thể dục đủ" có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.

“Các bài tập tập thể dục tăng cường tim mạch (bơi lội, đi bộ, chạy bộ) ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể làm tăng lưu lượng máu lên não. Điều này có thể dẫn đến sức khỏe não bộ tốt hơn và cũng giúp bảo vệ não bộ.

Những người không tập thể dục hoặc có lối sống ít vận động có thể có nguy cơ bị sa sút trí tuệ do điều này", tiến sĩ Billakota cho biết thêm, theo Eat This, Not That!

3. Hút thuốc hoặc uống rượu

Tiến sĩ Billakota giải thích, “Có mối tương quan cao hơn với những người hút thuốc lá và sử dụng rượu thường xuyên so với những người không hút thuốc.

Lý do là cả hai thói quen này đều góp phần gây ra bệnh xơ vữa động mạch của các mạch máu nhỏ nuôi não. Do đó, điều này có thể làm giảm lưu lượng máu lên não và góp phần gây ra chứng sa sút trí tuệ".

Suy giảm chú ý, trí nhớ dù chỉ nhiễm Covid-19 nhẹ

4. Phương pháp chữa trị chứng sa sút trí tuệ?

Tiến sĩ Billakota nói: "Hiện tại không có cách chữa trị chứng mất trí nhớ vì hầu như không thể đảo ngược quá trình.

Vì chúng ta không thể phát triển các tế bào não mới, một khi chứng sa sút trí tuệ đã được xác định, phương thức hành động tốt nhất là bắt đầu cho bệnh nhân dùng thuốc để làm chậm quá trình.

Ngoài ra, ăn, uống và ngủ lành mạnh (thay đổi lối sống) có thể giúp bảo vệ sức khỏe não bộ".

5. Khi nào cần điều trị y tế?

Nếu ai đó gặp rắc rối với các công việc hằng ngày (lái xe, lạc trong khu dân cư quen thuộc, cân bằng sổ séc (checkbook), nấu ăn, đi chợ...) thì nên gặp bác sĩ sớm

shutterstock

Tiến sĩ Billakota nói: “Đã đến lúc bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ khi nhận thấy mình hoặc người thân bị suy giảm nhanh chóng về trí nhớ cả ngắn hạn và dài hạn, thay đổi tính cách hoặc tâm trạng”.

"Ví dụ: nếu ai đó gặp rắc rối với các công việc hằng ngày (lái xe, lạc trong khu dân cư quen thuộc, cân bằng sổ séc (checkbook), nấu ăn, đi chợ...)

Ngoài ra, một người bị sa sút trí tuệ có thể có các hành vi loạn thần, ám ảnh hoặc hoang tưởng mới, có thể rất đáng lo ngại. Nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì như thế này, vui lòng tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức!", tiến sĩ Billakota lưu ý, theo Eat This, Not That!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.