Theo đó, từ 80% đến trên 90% tại các kênh phân phối hiện đại và từ 60% trở lên tại các kênh bán lẻ truyền thống. Đâu là yếu tố khiến hàng Việt Nam gia tăng sự tín nhiệm với người tiêu dùng Việt Nam?
Yếu tố truyền thống, lâu đời
Trên bình diện chung của thị trường Việt, các nhãn hiệu lâu đời vẫn không ngừng vận động để giữ vững vị thế. Dù đã "thay da đổi thịt", khoác chiếc áo mới về mẫu mã, thế nhưng những "ông lớn" vang bóng một thời vẫn nỗ lực gìn giữ những giá trị đặc trưng, nhờ đó vẫn được người tiêu dùng - nhất là người cao niên đặc biệt ưu ái.
Ông Nguyễn Công Bảy (quận 8) hồi tưởng về những buổi chiều tà đi làm về được nhấm vài ly bia: "Lúc còn thanh niên, chiều nào tôi cũng hay ra quán bán bia Bock ở chợ cũ đường Hàm Nghi cạnh Ty Ngân Khố để làm vài ly La De 33 thơm và đậm đà, ăn cùng một hai trứng hột vịt lộn là hết xẩy! Giờ La De 33 cũng đã là bia 333 đi khắp mọi nơi rồi còn gì!". Còn đối với bà Huỳnh Bạch Huệ (quận 5), những ký ức về thời gian bán buôn ở chợ Sài Gòn xưa luôn khiến bà bồi hồi: "Ngày đó Tàu vị yểu Con Mèo Đen nổi tiếng nhất cái đất Sài Gòn này. Trên kệ tạp hóa của tôi luôn xếp đầy ắp Con Mèo Đen, ngày nào cũng lũ lượt người mua, mọi người ăn đều khen vị đậm đà, màu sắc đẹp và sánh quyện. Qua bao năm, cái tiệm đó tôi đã giao cho con gái, Con Mèo Đen xưa giờ là nước tương Nam Dương, cũng cái vị y chang hồi đó. Thật sự là một điều đáng quý!".
|
|
Chất lượng và công nghệ sản xuất phát triển song song
Theo khảo sát thị trường năm 2018 của Saigon Co.op, khoảng 94% người tiêu dùng cho rằng các nhãn hàng Việt đã thay đổi hình thức, bao bì sản phẩm, 91% đáp viên cho rằng những nhãn hàng này đã cải tiến chất lượng tốt hơn nhằm đáp ứng xu hướng thị trường. Đặc biệt, 88% người tiêu dùng đánh giá cao sự phát triển trong công nghệ sản xuất của doanh nghiệp nội địa. Điều này cho thấy, người tiêu dùng ngày càng có thêm niềm tin với những sản phẩm Việt Nam, đồng thời ghi nhận bước tiến mới của họ.
Đơn cử như trong thị trường nước chấm, mặc dù đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt của yếu tố nước ngoài, thì những cái tên thuần Việt như nước tương Nam Dương vẫn luôn có vị trí riêng. Bên cạnh di sản là hương vị Tàu vị yểu thơm ngon nguyên bản từ năm 1951, thương hiệu này hiện sở hữu một “tài sản” khác là sự đầu tư công nghệ sản xuất một cách chỉn chu và bài bản từ liên doanh giữa Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Sài Gòn (Saigon Co.op) và Tập đoàn Wilmar International (Singapore) tháng 10.2015.
|
Có thể nói, với “combo” 3 yếu tố giá trị truyền thống, chất lượng không ngừng cải tiến và công nghệ hiện đại, nhiều thương hiệu Việt như Nam Dương đang ngày càng khẳng định chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, để trụ vững trong vòng xoáy thị trường khốc liệt, các doanh nghiệp Việt vẫn phải nỗ lực không ngừng, liên tục nới rộng vùng an toàn của chính mình mới có thể “ngang hàng ngang vế” với các ông lớn đến từ bên ngoài.
Bình luận (0)