Rana el Kaliouby đồng sáng lập Affectiva với Giáo sư Rosalind W. Picard vào năm 2009. Nhưng đến đầu năm 2016, khi được đề nghị trở thành Giám đốc điều hành của công ty Affectiva, cô đã nghĩ điều đó là một trò đùa của các đồng sự. Thật sự, cô đã muốn làm việc trong vai trò này từ lâu lắm rồi nhưng cô luôn cho rằng nó vượt quá khả năng của mình. Nhưng anh bạn đồng sự của cô nói rằng: “Điều mà cô ước muốn sẽ chẳng bao giờ có thể trở thành sự thật nếu như cô không tin tưởng và bản thân mình và không có kế hoạch để thực hiện”.
Nhận được lời khuyên đó, cô đã bắt đầu tiếp nhận công việc, xây dựng kế hoạch và ghi chép lại quá trình làm việc của mình. Vào ngày kỷ niệm một năm trong vai trò Giám đốc điều hành, cô đã xem lại các ghi chép và suy ngẫm về khoảng thời gian qua.
Bốn kinh nghiệm dưới đây được cô đúc kết từ khoảng thời gian làm Giám đốc điều hành.
1. Giám đốc điều hành là người truyền cảm hứng
Vai trò của người làm Giám đốc điều hành phải là người truyền cảm hứng cho đồng sự lẫn cấp dưới. Cảm hứng làm việc rất dễ lan tỏa nên người lãnh đạo phải là người thúc đẩy và truyền năng lượng tích cực đến mọi người. Cảm hứng có thể đến từ những lời khen, từ buổi họp.
Tôi cố gắng tổ chức cho nhân viên của mình gặp gỡ những diễn giả để họ có cái nhìn về cuộc sống và công việc. Những buổi trò chuyện đó đôi khi giúp mọi người “thổi bay” mệt mỏi và hình thành nên ý tưởng độc đáo.
|
2. Xác định được mục tiêu
Là giám đốc điều hành nên bạn sẽ có rất nhiều thứ cần phải làm. Ví dụ như xây dựng, vận chuyển sản phẩm, phát triển cơ sở, thúc đẩy doanh số bán hàng và gây quỹ. Vì vậybạnphải xác định rõ mục tiêu và phải biết cần ưu tiên làm việc gì turớc. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì bạn nên ưu tiên phát triển văn hóa công ty. Vì văn hóa chính là linh hồn của một công ty, nó giúp mọi người làm việc hiệu quả.
Khi tôi làm CEO, tôi xây dựng văn hóa cho công ty Affectiva. Tôi nhấn mạnh sự minh bạch để động lực làm việc cho mọi người. Bạn muốn thu hút và giữ chân những người tài giỏi thì bạn phải trao quyền cho họ chủ động, dẫn dắt, liều lĩnh và cả việc mắc lỗi. Bạn phải cung cấp thông tin để mọi người có thể đưa ra những quyết định sáng suốt. Tôi tin rằng sự minh bạch sẽ đi đôi với trí thông minh.
Tính minh bạch trong công việc được thể hiện qua những buổi họp của toàn công ty. Tất cả mọi người sẽ được chia sẻ thông tin giống như nhau. Họ cũng được góp ý và phản hồi ngay tại buổi họp đó.
3. Nên gần gũi với những người ủng hộ kế hoạch của bạn
Một nghiên cứu với 200 người tham gia cho thấy những người viết ra được mục tiêu và ước mơ của mình một cách thường xuyên có 42% khả năng đạt được những mà mình mong muốn. Sau cuộc trò chuyện với người cố vấn của tôi, tôi đã thêm một mục tiêu mới rằng: “Trở thành CEO của Affectiva vào cuối năm 2016!”. Một khi nó đã được viết ra, tôi lên kế hoạch nên việc trở thành CEO không còn khó khăn như lúc ban đầu.
Bạn nên thân thiết hơn với những người tin tưởng bạn. Bởi họ sẽ giúp bạn thêm vững tin. Khi tôi đang dự tính trở thành Giám đốc điều hành, nhiều người khuyến khích tôi và cổ vũ tôi ở hậu trường. Tôi thực sự biết ơn sự hỗ trợ từ những người bạn đó. Xác định người cổ động của bạn là ai, đặc biệt quan trọng đối với những phụ nữ muốn chuyển đổi công việc của mình sang cấp độ mới.
4. Chăm sóc bản thân
Có thể bạn đã nghe điều này nhưng lại rất ít khi thực hiện. Nếu như vậy thì bạn đang mắc phải một sai lầm không thể tha thứ. Bởi bạn không thể có đầy đủ sức lực để làm việc nếu như không biết thư giãn và tự thưởng cho mình những chuyến du lịch…
Nếu không phải là người thích thú với việc du lịch thì bạn nên dành chơi gian cho việc tập thể dục, mua sắm… Tôi tái tạo năng lượng bằng cách tham gia vào lớp học Zumba, hoặc ngày thứ 6 tôi thường đến văn phòng muộn. Hãy làm bất kỳ điều gì mà bạn cảm thấy thoải mái, vì sau những ngày làm việc mệt mỏi, bạn có quyền được nghỉ ngơi.
Bình luận (0)