Nó đã dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của hội chứng chuyển hóa trong ba thập niên qua. Một trong những bệnh phổ biến nhất là rối loạn tuyến giáp.
1. Rối loạn tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nhỏ nằm ở giữa cổ dưới.
Mặc dù là một cơ quan nhỏ nhưng nó có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể chúng ta.
Tuyến này sản xuất các hormone tuyến giáp giúp kiểm soát sự phát triển, sửa chữa tế bào và trao đổi chất.
Bất kỳ sự mất cân bằng nào trong số lượng hormone do tuyến sản xuất ra đều có thể dẫn đến mệt mỏi, rụng tóc, tăng cân, cảm thấy lạnh và xuống tinh thần, cùng nhiều triệu chứng khác, theo Times of India.
2. Mối liên hệ giữa tuyến giáp và chế độ ăn uống
Có hai loại bệnh tuyến giáp chính - suy giáp (ít hormone được sản xuất hơn) và cường giáp (sản xuất nhiều hormone hơn).
Cả hai tình trạng này đều do các bệnh khác nhau gây ra tác động đến cách hoạt động của tuyến giáp.
Chế độ ăn uống đóng một vai trò thiết yếu trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tuyến giáp.
Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng có thể không giúp điều trị các vấn đề về tuyến giáp, nhưng nó có thể làm giảm các triệu chứng khi kết hợp với thuốc phù hợp.
Dùng thực phẩm giàu một số chất dinh dưỡng thiết yếu như iốt, canxi và vitamin D có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng.
Dưới đây là 4 loại trái cây nên có trong chế độ ăn kiêng của bạn, theo Times of India.
3. Táo
Táo là một trong những loại thực phẩm lành mạnh và khá phổ biến trên toàn thế giới.
Ăn một quả táo mỗi ngày có thể ngăn ngừa tăng cân, giữ cho lượng đường trong máu của bạn được kiểm soát và tuyến giáp của bạn luôn ở trạng thái hoạt động.
Các nghiên cứu cho thấy táo có thể giải độc cơ thể giúp tuyến giáp hoạt động tốt.
Táo cũng làm giảm mức cholesterol và bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường, béo phì và bệnh tim.
4. Quả mọng
Chứa nhiều chất chống ô xy hóa, quả mọng rất tốt cho các cơ quan tuyến giáp của bạn.
Chúng giúp kích thích sản xuất các hormone tuyến giáp và giữ cho chúng hoạt động trơn tru.
Các loại quả mọng cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ chúng ta chống lại tác hại ô xy hóa do các gốc tự do gây ra.
Quả mọng cũng là một lựa chọn trái cây ưu tiên nếu bạn đang bị tiểu đường và tăng cân, hai vấn đề thường gặp trong trường hợp bệnh tuyến giáp.
Nên ăn một phần dâu tây, quả việt quất hoặc táo tàu Ấn Độ (quả mọng) hoặc quả việt quất dại (phalse) hằng ngày.
5. Cam
|
Giàu vitamin C và chất chống ô xy hóa, cam có thể trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị tổn thương thêm.
Các gốc tự do gây viêm tuyến giáp và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của nó.
Vitamin C cũng tăng cường khả năng miễn dịch, giữ lượng đường trong máu ở mức kiểm soát, quản lý mức cholesterol, ngăn ngừa tổn thương da và giúp chữa lành vết thương.
6. Dứa
Dứa có chứa một lượng lớn vitamin C và mangan, cả hai chất dinh dưỡng này có thể bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi bị tổn thương do các gốc tự do gây ra.
Loại quả này cũng chứa vitamin B có thể giúp đánh bay mệt mỏi, một trong những triệu chứng của tuyến giáp.
Dứa cũng tốt cho những người bị ung thư, khối u và táo bón.
7. Thực phẩm cần hạn chế
Khi nói đến hiệu quả của tuyến giáp, bạn cần tránh hoặc hạn chế một số thực phẩm có thể chứa goitrogens, theo Times of India.
Bên cạnh đó, đồ ăn chế biến sẵn cũng nên hạn chế.
Dưới đây là một số loại thực phẩm cần hạn chế:
Thực phẩm chế biến cao: Bánh ngọt, bánh quy, khoai tây chiên…
Thực phẩm làm từ đậu nành: đậu phụ, tempeh, đậu edamame, sữa đậu nành…
Một số loại trái cây: đào, lê…
Đồ uống: cà phê, trà xanh và rượu.
Bình luận (0)