4 lưu ý giúp người tiểu đường loại 2 an toàn khi tập luyện thể thao

12/12/2021 09:09 GMT+7

Tập luyện thể thao đều đặn rất quan trọng với người mắc tiểu đường loại 2. Phần lớn người mắc bệnh này là nhóm cao tuổi và có thêm một số bệnh nền khác nên việc đảm bảo an toàn khi tập luyện là rất cần thiết.

Để tận dụng tối đa lợi ích của tập luyện thể thao và phòng tránh chấn thương, người bị tiểu đường loại 2 cần lưu ý những điều sau:

Tập luyện thể thao đúng cách sẽ giúp cải thiện triệu chứng của tiểu đường loại 2

SHUTTERSTOCK

Quan tâm đúng mức tới đôi chân

Tổn thương dây thần kinh ở người bị tiểu đường loại 2 khiến họ khó nhận ra cảm giác đau ở bàn chân. Tình trạng này khiến dù bị đứt chân nhưng vẫn không cảm nhận được, theo Livestrong.

Do đó, người bị tiểu đường loại 2 hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn những hình thức tập ít gây tổn thương bàn chân. Ngoài ra, lựa chọn một đôi giày êm ái, phù hợp với tập luyện cũng rất quan trọng.

Người bị tiểu đường loại 2 cũng cần kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện sớm các vết thương, từ đó giúp các vết thương được điều trị sớm và không trở nên nghiêm trọng.

Chú ý đến đôi tay

Thiếu tuần hoàn máu đến tay và tổn thương thần kinh có thể gây khó khăn với một số bài tập nhất định. Tình trạng này xảy ra ở tay ít hơn so với chân. Biểu hiện là cũng khiến người bệnh khó nhận ra cảm giác đau ở tay.

Để tránh bàn tay bị rách hay tổn thương khi tập, người bệnh phải đeo găng tay khi thực hiện các động tác cần nhiều lực như nâng tạ, đu xà đơn, hít đất.

Lưu ý một số tình trạng sức khỏe khác

Người bị tiểu đường loại 2 cũng phải chú ý đến những vấn đề khác như cao huyết áp, tim mạch, viêm khớp. Đây đều là những căn bệnh phổ biến đi kèm với tiểu đường loại 2 và ảnh hưởng đến việc tập luyện thể thao. Người bệnh cần điều chỉnh chế độ tập phù hợp với thể trạng của mình.

Tập thể dục với người có bệnh tiểu đường rất quan trọng. Nếu tập đúng, thói quen lành mạnh này có thể giúp cải thiện bệnh và giảm nguy cơ mắc nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau.

Bệnh nhân tiểu đường kể về thứ thuốc 'suýt gây mất mạng'

Trao đổi với bác sĩ khi cần thiết

Trong một số trường hợp, người bệnh muốn thay đổi chế độ tập, chẳng hạn chuyển sang môn thể thao mới hay tăng cường độ tập nhiều hơn như nâng tạ, thì cần phải trao đổi ý kiến với bác sĩ.

Bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo cần thiết và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp. Với những bài tập nhẹ nhàng và không gây tác động lớn với cơ thể, chẳng hạn như đi bộ, thì người bệnh hoàn toàn có thể tập mà không cần tham khảo ý kiến bác sĩ, theo Livestrong.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.