1. Ngồi quá nhiều
Điều bất ngờ là ngồi nhiều ảnh hưởng rất lớn đến não bộ. Một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí khoa học PLOS One, cho thấy ngồi quá nhiều có liên quan đến những thay đổi trong phần não cần cho trí nhớ. Các nhà nghiên cứu đã chụp MRI để xem xét thùy thái dương - vùng não tạo ra và lưu giữ trí nhớ, ở những người từ 45 đến 75 tuổi.
Nhiều thói quen góp phần làm hại não, nhưng có 4 thói quen tác hại nhiều nhất |
Shutterstock |
Kết quả cho thấy những người ngồi lâu nhất có vùng này mỏng đi. Theo các nhà nghiên cứu, thùy thái dương bị nhỏ đi có thể là dấu hiệu báo trước của sự suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.
Tiến sĩ Rudolph Tanzi, Giám đốc Trung tâm McCance về Sức khỏe Não tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts thuộc Đại học Harvard (Mỹ), khuyên nên vận động sau mỗi 15 - 30 phút ngồi. Đặt hẹn giờ liên tục trên điện thoại để nhắc. Cố gắng hoạt động mọi lúc có thể, theo Harvard Health.
2. Thiếu giao tiếp
Cô đơn có liên quan đến trầm cảm và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn và có thể đẩy nhanh quá trình suy giảm nhận thức. Một nghiên cứu vào tháng 7 năm 2021 trên tạp chí y học The Journals of Gerontology cho thấy những người ít giao tiếp xã hội mất nhiều chất xám của não hơn, đây là lớp bên ngoài xử lý thông tin.
3. Ngủ không đủ giấc
Nghiên cứu trên tạp chí về giấc ngủ Sleep cuối năm 2018 cho thấy các kỹ năng nhận thức - như trí nhớ, lý luận và giải quyết vấn đề - suy giảm khi ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm.
Đừng cố gắng ngủ nhiều hơn. Tiến sĩ Tanzi tiết lộ bí quyết là đi ngủ sớm hơn bình thường 1 tiếng. Như vậy sẽ giảm việc thức khuya và cho não và cơ thể thêm thời gian để ngủ đủ giấc, theo Harvard Health.
Nếu thức giấc, hãy cho tâm trí thời gian để thư giãn. Cho dù có thức giấc trong chốc lát, thì vẫn còn dư 1 tiếng để bù lại.
Điều bất ngờ là ngồi nhiều ảnh hưởng rất lớn đến não bộ |
Shutterstock |
4. Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng kéo dài có thể giết chết các tế bào não và thu nhỏ vỏ não trước, khu vực chịu trách nhiệm về trí nhớ và học tập.
Căng thẳng, nếu không được giải quyết, sẽ dần dần tác hại sâu đến chức năng não và có thể làm gián đoạn hoạt động giao tiếp của tế bào thần kinh, cản trở học tập và trí nhớ, đồng thời làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, bệnh tâm thần và chứng sa sút trí tuệ.
Bình luận (0)