4 vụ bắt giữ con tin chấn động trong 2 năm qua

16/12/2014 10:00 GMT+7

(TNO) Cuộc khủng hoảng con tin ở Sydney đã kết thúc vào rạng sáng 16.12, với 3 người thiệt mạng, trong đó có tay súng và 2 con tin là một trong nhiều vụ tấn công khống chế gây chấn động thế giới trong vòng 2 năm qua.

(TNO) Cuộc khủng hoảng con tin ở Sydney đã kết thúc vào rạng sáng 16.12, với 3 người thiệt mạng, trong đó có tay súng và 2 con tin là một trong nhiều vụ tấn công khống chế gây chấn động thế giới trong vòng 2 năm qua.

1. Cuộc giải cứu gần 800 con tin tại In Amenas, Algeria
Nhà máy khí đốt Tigantourine, vài ngày sau cuộc tấn công của các phần tử hồi giáo vào tháng 1.2013.
Nhà máy khí đốt Tigantourine, vài ngày sau cuộc tấn công của các phần tử hồi giáo vào tháng 1.2013. - Ảnh: Reuters
Lực lượng khủng bố thân al-Qaeda, do Mokhtar Belmokhtar lãnh đạo đã bắt hơn 800 người làm con tin trong nhà máy khí đốt Tigantourine gần thị trấn In Amenas (miền đông Algeria, gần biên giới Lybia) ngày 16.1.2013.
40 phần tử khủng bố, dẫn đầu bởi Abdul al Nigeri, sĩ quan dưới quyền Belmokhtar, đã bắt đầu cuộc tấn công vào sáng sớm. Lực lượng đặc nhiệm Algeria phải mất 4 ngày mới có thể tổ chức đột kích giải cứu các con tin.
Tổng cộng đã có 39 người thiệt mạng do bị các phần tử khủng bố bắn hoặc dùng làm bia đỡ đạn, cùng 1 quân nhân Algeria. 29 binh sĩ hồi giáo bị tiêu diệt, trong đó có cả Abdul al Nigeri. 685 công nhân Algeria và 107 người nước ngoài được giải cứu thành công.
2. Thảm sát ở trung tâm thương mại Westgate, thủ đô Nairobi (Kenya)
Ít nhất 67 người chết, hơn 175 người bị thương sau khi 4 phần tử chưa rõ danh tính (đồng thời thiệt mạng trong vụ thảm sát) dùng súng và lựu đạn tấn công vào trung tâm thương mại Westgate ở thủ đô Nairobi (Kenya) từ ngày 21 đến 23.9.2013.
Trung tâm thương mại Westgate (Nairobi, Kenya) trong cuộc tấn công của các phẩn tử hồi giáo cực đoan tháng 9.2013.
Trung tâm thương mại Westgate (Nairobi, Kenya) trong cuộc tấn công của các phẩn tử hồi giáo cực đoan tháng 9.2013. - Ảnh: Reuters
Tuy nhóm hồi giáo cực đoan al-Shabaab đã đứng ra nhận trách nhiệm cho vụ thảm sát, đồng thời nhà chức trách Kenya từng thẩm vấn nhiều người để điều tra, nhưng vẫn chưa xác định được nghi can nào liên quan đến vụ việc.
Nhiều binh sĩ thuộc lực lượng quân đội Kenya đã phải lĩnh án phạt vì liên quan đến các cáo buộc hôi của trong quá trình tiến hành giải cứu các con tin, theo Reuters.
3. Học sinh 15 tuổi xả súng tại trường học ở Moscow (Nga) ngày 3.2.
Trường trung học số 263 ngay sau khi xảy ra vụ xả súng ngày 2.3.2014.
Trường trung học số 263 ngay sau khi xảy ra vụ xả súng ngày 2.3.2014. - Ảnh: AFP
Sergey Gordeyev (sinh năm 1998) là người đã gây ra vụ xả súng và bắt giữ con tin tại trường trung học số 263, quận Otradnoye, Moscow làm 2 người chết và 1 người khác bị thương, theo NewYork Times.
Khoảng 11 giờ 40 trưa 3.2, Gordeyev đã xông vào phòng học địa lý, dùng 2 khẩu súng trường bắn chết thầy giáo Andrey Kirillov (29 tuổi), sau đó bắt giữ 29 học sinh làm con tin. Gordeyev còn bắn vào 2 sĩ quan cảnh sát, chuẩn úy Sergei Bushuyev (38 tuổi) và trung sĩ Vladimir Krokhin (29 tuổi), khiến Bushuyev thiệt mạng.
Hơn 1 giờ đồng hồ sau khi bắt đầu cuộc tấn công, Gordeyev đã đầu hàng lực lượng đặc nhiệm Nga, sau khi được cha, một thượng tá cảnh sát, khuyên bảo.
Đây là vụ xả súng và bắt cóc con tin ở trường học thứ 2 trong lịch sử của Nga, sau sự kiện Beslan năm 2004.
4. Vụ bắt giữ con tin tại quán cà phê Lindt, Sydney (Úc)
Con tin chạy ra khỏi quán cà phê Lindt tại Sydney.
Con tin chạy ra khỏi quán cà phê Lindt tại Sydney. - Ảnh: Reuters
Một tay súng đã bắt hàng chục người làm con tin trong quán cà phê Lindt, khu Martin Place, trung tâm tài chính Sydney (Úc) hôm 15.12. Truyền hình địa phương đã cho phát sóng cảnh con tin đứng bên trong quán cà phê, hoảng sợ cầm một lá cờ đen cùng chữ Ả Rập trắng, theo AFP.
Đến rạng sáng 16.12, nghi phạm đã bị bắn hạ và 2 con tin đã thiệt sau khi cuộc bố ráp giải vây kết thúc. Tin ban đầu cho hay nghi phạm là một người Hồi giáo cực đoan tên  Man Haron Monis sinh ra tại Iran và đã sang Úc định cư hồi năm 1996.
Tại đây, người này đổi tên thành Man Haron Monis và từng gây sự chú ý cho giới truyền thông Úc sau khi phát động phong trào “thư thù hận”, với mục đích phản đối sự hiện diện quân sự của Úc tại Afghanistan. Trong phong trào này, Monis và người cộng sự là Amirah Droudis đã gửi những lá thư bày tỏ sự căm phẫn đến gia đình các binh sĩ Úc tử trận, trang tin 9 News cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.