Theo thông tin tại hội nghị, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã xây dựng các tiêu chí 3 loại xét nghiệm: hóa sinh, huyết học và vi sinh (mỗi xét nghiệm có 20 - 30 chỉ số) thực hiện liên thông xét nghiệm. Đây là cơ sở để các bệnh viện (BV) công nhận và có thể sử dụng kết quả xét nghiệm của nhau trong các trường hợp xét nghiệm đó có giá trị sử dụng trong một thời gian và trên cơ sở tình trạng người bệnh. Tùy thuộc vào loại xét nghiệm và ca bệnh, bác sĩ điều trị có thể chỉ định xét nghiệm lại trong ngày, trong tuần hoặc 3 - 6 tháng.
tin liên quan
Nhiều bệnh viện ở TP.HCM chấp nhận liên thông xét nghiệmTS-BS Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện (BV) Bình Dân (TP.HCM), cho biết BV chấp nhận sử dụng hầu hết kết quả xét nghiệm (máu, nước tiểu), chẩn đoán hình ảnh học (X-quang, CT scanner) mà bệnh nhân làm nơi khác đưa đến, nhưng phải làm ở những nơi có máy móc, quy trình đạt chuẩn.
Hiện đã có 50 phòng xét nghiệm thuộc 30 - 40 BV T.Ư và tuyến tỉnh đạt tiêu chuẩn ISO 15189, đảm bảo đồng đều về năng lực và chất lượng kết quả xét nghiệm chẩn đoán. Do đó, ngay trong tháng 7 tới các BV này sẽ thực hiện liên thông xét nghiệm.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho biết tháng 7 tới, trong quá trình đánh giá năng lực các phòng xét nghiệm, Bộ Y tế cũng sẽ rà soát lại việc chỉ định xét nghiệm chẩn đoán để xác định tình trạng lạm dụng xét nghiệm, từ đó chấn chỉnh. Việc chỉ định xét nghiệm phải căn cứ trên yêu cầu điều trị với từng ca bệnh, không chấp nhận chỉ định xét nghiệm để đạt định mức khoán số lượng theo thỏa thuận của BV với các đối tác đặt máy xét nghiệm xã hội hóa.
tin liên quan
Liên thông xét nghiệm giúp tiết kiệm hàng trăm tỉ đồng mỗi nămTừ 1.7.2017, sẽ áp dụng liên thông xét nghiệm nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, kiểm soát lạm dụng xét nghiệm, giảm chi phí và phiền hà cho bệnh nhân khi khám chữa bệnh.
Bình luận (0)