40 năm chịu oan sai: Nạn nhân có được bồi thường trong thời gian 40 năm?
Vụ 40 năm oan sai, 7 nạn nhận sẽ được bồi thường oan sai trong thời gian 3 năm 9 tháng 14 ngày bị tù oan, hay 40 năm mang thân phận bị can?
Tự động phát
|
Phải bồi thường trong oan sai vòng 40 năm
|
Tuy nhiên, trong vụ việc này, theo luật sư Phúc, vẫn có khả năng tranh chấp pháp lý. Đó là Viện KSND tỉnh Tây Ninh trao quyết định đình chỉ được ký ngày 11.5.1983 và hướng bồi thường oan sai tính từ thời điểm bị bắt đến thời gian này
Luật sư Phúc phân tích cũng có thể Viện KSND tỉnh Tây Ninh cho rằng đến thời điểm năm 1983, 7 nạn nhân đã hết tư cách bị can rồi. Thế nhưng điều này rất bất hợp lý vì suốt một thời gian dài, 7 nạn nhân chưa nhận được quyết định đình chỉ và yêu cầu Viện KSND tỉnh Tây Ninh cung cấp nhưng không được. Và chính Viện KSND tỉnh Tây Ninh trước áp lực của dư luận, báo chí và cơ quan cấp trên, cụ thể là Viện KSND tối cao, mới tống đạt quyết định đình chỉ vụ án.
“Dù là quyết định cũ nhưng được sao y vào ngày 2.4 và được trao ngày 4.4 sẽ được hiểu nạn nhân nhận được quyết định từ thời điểm tống đạt”, luật sư Phúc nhấn mạnh và khẳng định để đòi được bồi thường sẽ rất khó khăn, phức tạp trong thời gian tới.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, cho hay trong trường hợp khi ra tù mà 7 người này không được trao quyết định đình chỉ điều tra, mà việc trao quyết định đình chỉ điều tra mới diễn ra vào ngày 4.4.2019 thì nạn nhân cần đòi bồi thường thiệt hại trong khoảng thời gian 40 năm. Bởi vì khi chưa được trao quyết định đình chỉ vụ án, 7 người này vẫn mang thân phận bị can và bị ảnh hưởng, thiệt hại rất nhiều trong cuộc sống.
Luật bồi thường mới có nhiều điểm lợi cho người bị oan sai
Dù dự báo sẽ rất khó khăn trong việc nạn nhân đòi bồi thường nhưng theo luật sư Phúc, những điều khoản, quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 có nhiều điểm có lợi hơn cho người đòi bồi thường oan sai so với luật cũ.
|
|
Theo đó, những điều khoản của luật mới quy định cơ quan gây oan sai có trách nhiệm xác minh các thiệt hại theo đề nghị của người đòi bồi thường. Tức là ở đây cơ quan Viện KSND tỉnh Tây Ninh phải có trách nhiệm xác minh thiệt hại của nạn nhân trong việc giải quyết, thụ lý bồi thường trong quá trình thương lượng. “Tới khi bồi thường cần phải trải qua giai đoạn thương lượng, nếu không thành thì nạn nhân sẽ kiện ra tòa”, luật sư Phúc nói.
Luât sư Phúc cho biết thêm Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 có nhiều điểm mới như mở rộng phạm vi bồi thường, định mức bồi thường và giá trị bồi thường cao, tăng nhiều hơn so với luật cũ.
Một điểm nữa là Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định cho phép cơ quan bị bồi thường ứng tiền bồi thường cho nạn nhân. Theo luật sư Phúc, ở vụ oan sai này rất nhiều nạn nhân đã tuổi cao sức yếu, điển hình như bà Võ Thị Thương năm nay đã 94 tuổi, lại đau yếu triền miền nên cần phải được ứng ngay số tiền để hỗ trợ cuộc sống, chữa bệnh.
“Điều này khả thi và khi có yêu cầu thì cơ quan bị bồi thường oan sai phải thực hiện theo luật để hỗ trợ nạn nhân đau yếu chứ không thể chờ cho xong quá trình tố tụng kéo dài mới được nhận tiền”, luật sư Phúc cho hay.
Bình luận (0)