5 bước để chuyển đổi số hiệu quả trong ngành ngân hàng

19/09/2021 08:00 GMT+7

Các bước cơ bản mà ngân hàng cần thực hiện trong lộ trình chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả chuyển đổi toàn diện và đạt được tăng trưởng bền vững ngay cả trong đại dịch.

Sự thay đổi nhanh chóng của thị trường trong những năm trở lại đây hình thành nên nhiều xu hướng tiêu dùng mới, và điều này buộc các ngân hàng tại Việt Nam phải quyết liệt hơn nữa, đặc biệt trong phương diện chuyển đổi số để gia tăng hiệu quả kinh doanh và cơ hội cạnh tranh trong ngành. Đối với một ngành có tính kế thừa cao như ngành ngân hàng thì những thay đổi cơ bản trong mô hình kinh doanh là vô cùng cần thiết để chuyển đổi số toàn diện và hiệu quả.
Dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn của một số ngân hàng số tạo ra nhiều bứt phá thời gian qua, có thể chỉ ra năm bước giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh hơn và hiệu quả hơn dưới đây.

Tạo ra một nền văn hóa đổi mới

Thực tiễn đã chứng minh, song song với việc đầu tư cho công nghệ số, nhiều ngân hàng đã chú trọng xây dựng văn hóa đổi mới lấy khách hàng làm trung tâm ngay từ giai đoạn đầu của chiến lược chuyển đổi số. Trong đó phải kể đến những ngân hàng có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong văn hóa doanh nghiệp như MBBank, Techcombank, ACB, …
Văn hóa đổi mới đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sự phát triển cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong chuyển đổi số. Theo đó, nhân viên được khuyến khích vượt ra khỏi lối tư duy và cách làm cũ; chủ động tìm tòi, sáng tạo và thử nghiệm những giải pháp kinh doanh mới.
Văn hóa đổi mới được xây dựng dựa trên sự trao quyền và tính tự nguyện của mỗi nhân viên (Ảnh được thực hiện trước thời điểm Covid-19)

Văn hóa đổi mới được xây dựng dựa trên sự trao quyền và tính tự nguyện của mỗi nhân viên (Ảnh được thực hiện trước thời điểm Covid-19)

Bắt đầu với hành trình của khách hàng

Xu hướng phát triển của thị trường cùng với tác động từ dịch Covid-19 đòi hỏi ngành ngân hàng phải nhanh chóng nắm bắt những kỳ vọng của khách hàng trong hành trình trải nghiệm dịch vụ.
Nắm bắt xu hướng này, có thể thấy, các ngân hàng hiện nay không chỉ tập trung cải thiện một kênh số duy nhất mà còn ra sức đổi mới dựa trên nhu cầu đồng bộ đa kênh của khách hàng, nhằm xây dựng hành trình khách hàng thống nhất và thông minh hơn trong toàn bộ quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng.
Một số ngân hàng hiện nay đã thực hiện thành công đồng bộ giao dịch O2O (Online to Offline và ngược lại) thông qua kết nối ứng dụng số và hệ thống ngân hàng giao dịch tự động

Một số ngân hàng hiện nay đã thực hiện thành công đồng bộ giao dịch O2O (Online to Offline và ngược lại) thông qua kết nối ứng dụng số và hệ thống ngân hàng giao dịch tự động

Nâng cao đào tạo kỹ năng và kỹ thuật số

Để phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu mới trong chiến lược chuyển đối số của mình, nhiều ngân hàng đã đầu tư cho Trung tâm học tập và sáng tạo - một không gian đào tạo quy mô, đẩy mạnh đào tạo thế hệ nhân viên ngân hàng các năng lực đáp ứng với tốc độ chuyển đổi mau chóng của ngân hàng.
Trung tâm Học tập và Sáng tạo của MBBank đầu tư về cơ sở vật chất và các nội dung học tập ứng dụng phương thức Learning and Development tiên tiến trên thế giới

Trung tâm Học tập và Sáng tạo của MBBank đầu tư về cơ sở vật chất và các nội dung học tập ứng dụng phương thức Learning and Development tiên tiến trên thế giới

Tận dụng dữ liệu để thúc đẩy quy trình làm việc thông minh

Việc đồng bộ dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau giúp ngân hàng có cái nhìn tổng thể về khách hàng trong mọi quy trình làm việc tại doanh nghiệp.
Việc khai thác dữ liệu trong toàn bộ quy trình làm việc thúc đẩy các ngân hàng thấu hiểu nhu cầu thực tế của khách hàng một cách rõ ràng và chính xác hơn, từ đó đưa ra các mô hình kinh doanh – tiếp thị hiệu quả, phù hợp với từng nhóm phân khúc khách hàng khác nhau, điển hình như chương trình giới thiệu bạn bè tải App MBBank nhận ưu đãi, hay chương trình hỗ trợ khách hàng tiểu thương, kinh doanh nhỏ mở mã thanh toán VietQR trong bối cảnh kinh doanh “bình thường mới" mà MBBank đang áp dụng.
Nhiều mô hình kinh doanh linh hoạt, hiệu quả được MBBank xây dựng từ việc khai thác khối lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ và tối ưu quy trình làm việc thông minh lấy khách hàng làm trọng tâm

Nhiều mô hình kinh doanh linh hoạt, hiệu quả được MBBank xây dựng từ việc khai thác khối lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ và tối ưu quy trình làm việc thông minh lấy khách hàng làm trọng tâm

Hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp bên thứ ba

Cùng với định hướng phát triển trở thành một công ty công nghệ, một vài ngân hàng đã nắm bắt cơ hội đẩy nhanh tốc độ tiếp cận thị trường thông qua việc hợp tác chặt chẽ với các đối tác công nghệ quy mô lớn và các công ty tài chính công nghệ (fintech) đảm bảo tiêu chí đáp ứng được đặc thù ngành ngân hàng, vừa có kinh nghiệm triển khai thực tiễn tại thị trường Việt Nam.
Cũng theo ông Vũ Thành Trung, Thành viên Ban điều hành, Giám đốc khối Ngân hàng số MBBank: “Những quan niệm cho rằng fintech là đối thủ cạnh tranh của ngành ngân hàng giờ đây đã lỗi thời. Mỗi bên đều có những lợi thế riêng và hoàn toàn có thể cộng hưởng những điều đó để đem đến cho khách hàng một hành trình trải nghiệm thuận tiện nhất”. Tận dụng sức mạnh công nghệ từ phía đối tác kết hợp với đội ngũ nhân sự công nghệ thông tin hơn 1.000 người, MBBank định hướng trở thành một doanh nghiệp số, xây dựng hệ sinh thái tiện ích số toàn diện với những trải nghiệm cá nhân hóa cho người dùng.
Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện thành công năm bước trên chính là “bàn đạp” để các ngân hàng tăng tốc trong lộ trình chuyển đổi số, chiếm lĩnh vị thế tiên phong trong cuộc đua cạnh tranh ngày càng khốc liệt của ngành ngân hàng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.