Băng vết bỏng rộp đúng cách
Băng lại vết bỏng rộp sẽ giảm ma xát và giúp vết phồng đó không bị kích ứng.
Tuy nhiên, cách băng lại vết phồng có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến nó. Cách tốt nhất là không nên băng quá chặt và sát, thay vào đó hãy chừa một khoảng nhỏ giữa vết phồng với phần bên dưới mặt băng, theo Reader’s Digest.
Cách này có thể thực hiện dễ dàng tại nhà, giúp vết phồng tránh tiếp xúc với ma xát, bụi bẩn và nguy cơ nhiễm trùng.
Ngâm trong trà xanh
Trà xanh có đặc tính kháng viêm, có thể giúp làm lành vết thương.
Trước tiên, hãy ngâm khoảng 3 túi trà xanh vào nước sôi, sau đó cho vào một muỗng cà phê soda, vốn có đặc tính sát trùng.
Đợi đến khi trà nguội rồi ngâm vùng da với vết phồng với nước bên trong. Nếu vết phồng ở vị trí khó ngâm vào trà thì hãy dùng miếng gạc thấm nước trà rồi áp lên vết phồng.
Trong trường hợp bị bỏng nhưng vết phồng rộp không xuất hiện thì hãy ngâm vết bỏng vào trong nước ấm. Cách này sẽ làm mềm da và giúp dịch bên trong chảy ra ngoài, theo Reader’s Digest.
Vitamin E
Vitamin E có đặc tính chữa lành da rất tốt. Nó không những giúp các tế bào da mau lành mà còn ngăn ngừa để lại sẹo. Người bị bỏng có thể dùng dầu hay kem có vitamin E bôi lên vết bỏng hoặc uống viên bổ sung vitamin E, các chuyên gia cho biết.
Thoa nhựa cây nha đam
Nhựa cây nha đam chứa các chất chống viêm, có tác dụng giảm tấy đỏ và sưng đau. Các nghiên cứu khoa học cũng phát hiện nhựa cây nha đam có tác dụng chữa bỏng cấp độ hai và ba cũng tốt như các loại thuốc tây truyền thống.
Vì vậy, nhựa cây nha đam trở thành lựa chọn lý tưởng để chữa các vết phồng rộp do bỏng, theo Reader’s Digest.
Để vết phồng rộp được thoáng
Hãy để vết phồng rộp do bỏng được thoáng khí, khô và sạch. Do đó, nếu dùng băng che vết bỏng, tránh cọ sát khi ra ngoài thì đến lúc về nhà hãy nên tháo băng ra.
Người bị bỏng cũng có thể thoa một lớp mỏng thuốc mỡ kháng khuẩn để ngăn nhiễm trùng và giúp mau lành, theo Reader’s Digest.
Bình luận (0)