Ngủ đủ giấc
Ngủ kém có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn đường do cơ thể sản xuất hoóc môn ghrelin đói. Nói cách khác, ngủ từ 7 - 8 giờ mỗi đêm có thể giảm cơn thèm ăn vặt trong ngày, đặc biệt là thức ăn ngọt.
tin liên quan
4 hậu quả của việc ăn thiếu proteinĐọc nhãn dinh dưỡng
"Rất nhiều đường chúng ta ăn có thể đến từ nước sốt xà lách và bánh mì. Nên chú ý khi giới hạn đường bổ sung từ thực phẩm thì cảm giác thèm đường sẽ giảm đi", David Ludwig, giáo sư tại Đại học Harvard (Mỹ), nói.
Chất lượng hơn số lượng
Susan Moores, chuyên gia dinh dưỡng tại Minnesota (Mỹ) cho biết: “Nếu thèm đường, vẫn có thể chọn một loại thức ăn có đường nhưng đừng ăn quá".
Moores khuyên chọn một món ăn nhẹ và thưởng thức từ từ thay vì ăn nhiều. Hành động này giống như phần thưởng và giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn ngọt.
tin liên quan
Cảnh báo nước giếng hộ dân tự khoan ở TP.HCM nhiễm bẩnXem xét lựa chọn thay thế
Nếu bạn muốn duy trì hương vị ngọt lành mạnh hãy thử chọn nguồn đường tự nhiên trong khi giảm lượng đường bổ sung.
Ví dụ, thay thế sữa chua có hương vị thông thường với sữa chua trái cây.
Ăn nhiều protein hơn
Cùng với chất béo, protein có xu hướng tiêu hóa chậm hơn so với carbohydrate.
Theo Alissa Rumsey, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng Mỹ, nếu bạn ăn một bữa ăn chủ yếu là carbohydrate, không đủ chất đạm, nó sẽ tiêu hóa nhanh hơn và sẽ làm cho lượng đường huyết tăng lên.
Sự tăng đột biến đường huyết sẽ kéo theo sụt giảm mức đường huyết sau đó, có thể góp phần vào cảm giác thèm ăn ngọt.
Để chống lại phản ứng này, hãy ổn định lượng đường huyết bằng cách ăn nhiều protein hơn trong chế độ ăn uống.
Bình luận (0)