Nhưng khi lượng đường vượt qua một mức nhất định sẽ dẫn đến tăng đường huyết, thường được gọi là đường huyết cao.
Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các cơ quan của bạn và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Lý do chính đằng sau bệnh tiểu đường là không rõ ràng và người bệnh phải tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách tốt nhất nhằm kiểm soát bệnh tiểu đường.
Ăn các bữa ăn nhỏ hơn và thường xuyên, tập thể dục và duy trì lối sống lành mạnh là điều quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Vì lượng đường trong máu cao, nếu để lâu không được điều trị có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bạn.
|
Có một số triệu chứng có thể xuất hiện sớm trên bệnh tiểu đường. Hãy chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường này trước khi quá muộn.
Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường, theo Times of India.
1. Mệt mỏi quá mức
Nếu bạn cảm thấy kiệt sức mặc dù đã nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống lành mạnh, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường thường cảm thấy mất nước và mệt mỏi cho dù họ không gắng sức nhiều.
2. Đi tiểu thường xuyên
Khi bạn có lượng đường trong máu cao, thận của bạn không thể lọc đường đúng cách, do đó đường bị tích tụ trong nước tiểu. Điều này dẫn đến đi tiểu thường xuyên. Nó cũng có thể gây nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm men.
Nếu bạn đang sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
3. Giảm cân không rõ nguyên nhân
Nếu bạn có lượng đường trong máu cao, cơ thể bạn sẽ bắt đầu giảm cân một cách bất ngờ. Điều này xảy ra do cơ thể bạn không thể sử dụng glucose một cách hiệu quả để cung cấp năng lượng cho bạn. Do đó, nó bắt đầu đốt cháy chất béo trong cơ thể của bạn, có thể dẫn đến giảm cân đột ngột.
Nếu bạn đang giảm cân mà không cố gắng tập luyện hoặc không rõ nguyên nhân, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh tiểu đường.
4. Mất thị lực
Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng thị lực của bạn. Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đôi mắt của bạn và làm tăng nguy cơ mất thị lực.
Một sự thay đổi đột ngột về thị lực thì nên được xem xét và phải hỏi ý kiến bác sĩ.
5. Sự đổi màu da
Kháng insulin có thể dẫn đến sắc tố da, đặc biệt là xung quanh cổ, các vùng khớp và chân. Nếu thấy da bị sẫm màu đột ngột nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay, theo Times of India.
Bình luận (0)