5 điều bạn không nên làm nếu muốn tăng trí tuệ cảm xúc

03/05/2016 20:20 GMT+7

Không chỉ có chỉ số thông minh (lntelligent Quotient - IQ) quyết định thành công của một người trong cuộc sống mà thêm một yếu tố quan trọng khác, đó là chỉ số trí tuệ cảm xúc (Emotional Quotient - EQ).

Trong khi IQ thường mang tính bẩm sinh, khó thay đổi thì EQ lại có thể rèn luyện được dễ dàng hơn. Theo Lifehack, có 5 điều quan trọng mà bạn có thể tránh để tăng trí tuệ cảm xúc của mình cũng như tăng năng suất làm việc ngay từ bây giờ.
Không bị cuốn vào cảm xúc của người khác
Một trong những điểm nổi bật của trí tuệ cảm xúc chính là sự đồng cảm và những người chỉ số EQ cao thường luôn mở lòng với những niềm vui, nỗi buồn của người khác. Nhưng họ không dễ gì bị cuốn vào “dòng chảy” xúc cảm giận dữ, đau khổ của đối phương để rồi ảnh hưởng đến bản thân.
Bạn có thể ngồi hằng giờ để lắng nghe và chia sẻ về những mệt mỏi của người bạn đồng nghiệp đang gặp trắc trở trong hôn nhân hay đứa em họ gặp khủng hoảng trong công việc hay các mối quan hệ. Nhưng bạn tuyệt đối đừng để những suy nghĩ tiêu cực của họ lấn át cảm xúc mà hãy cố gắng lan truyền cảm hứng và ảnh hưởng tích cực của mình đến với mọi người.
Đừng than thở, phàn nàn
Than thở, thậm chí là cằn nhằn, bực bội về việc gì đó chỉ cho thấy rằng: bạn là nạn nhân hoặc đang “bó tay” trong việc giải quyết vấn đề. Không những thế, việc bạn kêu ca, tức giận sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh.
5 điều bạn nên làm nếu muốn tăng trí tuệ cảm xúc 2
EQ có thể rèn luyện được dễ dàng - Ảnh minh họa: Shutterstock
Bởi thông thường, mọi người không muốn những ý kiến tiêu cực khiến họ trở nên bi quan; vì vậy, nếu bạn tiếp tục phàn nàn, có khả năng cao là bạn sẽ mất đi một vài người bạn.
Với người có trí tuệ cảm xúc, họ không bao giờ để mình là nạn nhân mà luôn có cách vượt qua, cũng như có biện pháp để giải quyết, chẳng hạn như luyện tập yoga, thiền định ở một nơi yên tĩnh hoặc đơn giản chỉ là viết suy nghĩ của mình lên trang cá nhân.
Không đồng ý trừ khi thực sự muốn
Giống như sự đồng cảm, tự chủ và niềm tin là dấu hiệu của một người có thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Với nhiều người, việc từ chối và nói “không” trước một lời mời, rủ rê cũng thực sự là một thách thức. Nhưng nếu bạn bị dao động mà quên mất nhiệm vụ, hoặc lời hứa phải hoàn thành thì thật là đáng trách, thế nên, đôi khi bạn cũng phải biết trả lời dứt khoát.
Khi từ chối, những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao sẽ tránh những cụm từ như “Tôi không biết, cũng có thể…” hoặc “Tôi không chắc chắn” mà không ngại đưa ra câu nói “không” 1 cách dứt khoát. Vì thế, những lúc cần thiết, hãy để ý chí của bạn nói thay cảm xúc.
Không trông chờ hạnh phúc người khác mang lại
Bạn có tin những người có EQ cao luôn tự nắm bắt niềm vui, hạnh phúc và cảm xúc của riêng mình. Bởi vì họ biết, không ai có thể mang lại cho họ sự tự tin, niềm hạnh phúc bằng chính bản thân họ cả.
Bạn tuyệt đối đừng để những suy nghĩ tiêu cực lấn át cảm xúc mà hãy cố gắng lan truyền cảm hứng và ảnh hưởng tích cực của mình đến với mọi người - Ảnh minh họa: Shutterstock
Vì thế, thay vì ngồi trông chờ những gì mà người khác đem lại, đôi khi có thể bạn sẽ phải đối diện với cảm giác thất vọng, thì tại sao không tự phấn đấu cho những mục tiêu và mơ ước của mình, để bản thân thêm phần tự tin.
Không sống trong quá khứ
Khi bạn thường xuyên “sống” trong quá khứ nhiều hơn hiện tại thì có thể do trong lòng chưa được thoải mái, còn có những bất bình, cảm xúc đi từ hối tiếc, nhớ nhung cho đến bối rối, kích động.
Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao luôn biết tôn trọng quá khứ, tôn trọng những người họ từng yêu thương, nhìn nhận những sai lầm họ mắc phải, cũng như những cơ hội họ đã nắm bắt và bỏ lỡ... Bởi họ biết rằng, chính những điều ấy đã tạo nên họ của hiện tại. Thế nên, chỉ đáng nhìn lại quá khứ bằng thái độ hài lòng, biết ơn và hy vọng, chứ không nên mãi đặt mình “sống” trong quá khứ đã qua.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.