Tình trạng này khiến bụng bạn căng trướng, gây cảm giác khó chịu, mau no và có thể kèm ợ hơi, buồn nôn, hay thậm chí gây đau tức bụng. Mặc dù các triệu chứng trên ai cũng có thể mắc phải, thường là thoáng qua nhưng lại rất dễ tái phát nếu chúng ta không quan tâm phòng ngừa/chữa trị. 5 điều dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn không thể xem thường triệu chứng này.
1. Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra chứng đầy hơi khó tiêu là tình trạng viêm dạ dày mạn do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngoài ra, triệu chứng này còn có thể do bị ứ phân, sau mổ dạ dày tá tràng, bệnh suy tuyến giáp, viêm ruột non, rối loạn thần kinh thực vật, ăn uống quá nhanh, dùng thực phẩm nhiều tinh bột, gia vị hay do thói quen sinh hoạt không điều độ, tâm lý căng thẳng, thức đêm, mất ngủ hoặc kể cả do việc tập thể dục với cường độ cao, hít vào quá nhiều không khí. Không chỉ vậy, có một số trường hợp do bị đầy hơi thường xuyên và liên tục, bệnh nhân đi khám bệnh mới phát hiện ra ổ loét trong dạ dày hoặc tệ hơn là bệnh ung thư quái ác.
|
2. Một nguyên nhân khác gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu là do rối loạn vận động đường tiêu hóa gây tăng áp lực bên trong dạ dày làm hơi hoặc các thức ăn bị trào ngược lên thực quản, cơ vòng thực quản dưới bị giãn làm hơi thoát lên trên qua đường miệng gây ợ hơi, ợ chua, và nấc cụt… Trường hợp này cũng có thể do ăn vội dễ nuốt hơi hoặc uống các loại thức uống có gas. Bạn còn có thể bị đau nóng rát ở vùng giữa ngực. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, hơi còn được tạo ra do vi khuẩn phân hủy thức ăn; lượng hơi này không được lưu thông bình thường để thoát ra ngoài (trung tiện) do rối loạn vận động đường tiêu hóa dưới, có thể làm bụng trướng căng gây đau tức. Đây chính là báo hiệu của sự bất ổn trong cơ thể bạn.
3. Sau mỗi bữa ăn (nhất là bữa tối), nếu bạn có cảm giác bụng căng tròn như chứa nhiều hơi hoặc nước, có lúc ọc ạch khó chịu, hãy nghĩ ngay đến chứng đầy hơi khó tiêu. Nếu hiện tượng này kéo dài và thường xuyên thì bạn cần cảnh giác, vì lâu ngày chứng đầy hơi sẽ gây cho bạn cảm giác chán ăn, ăn không ngon dù thấy đói. Cơ thể bạn sẽ rất mệt mỏi, gắt gỏng và sức khỏe suy nhược do không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Nếu sau đó có thêm các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu, tiêu phân đen, sụt cân… thì đó có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm như viêm ruột, sa ruột, ung thư đường tiêu hoá… Và khi đó bạn nên đi khám chuyên khoa ngay.
4. Dù chứng đầy hơi khó tiêu 80% xuất phát từ dạ dày, nhưng cũng có thể từ gan. Gan có chức năng sản xuất mật, sau đó mật được bài tiết vào hệ thống đường mật ngoài gan và được tiết vào ruột giúp tiêu hoá mỡ và thức ăn. Ngoài chức năng giải độc, gan còn đảm nhiệm chức năng tiêu hoá. Vì vậy, các bệnh nhân bị bệnh gan như viêm gan, sỏi trong gan, áp-xe gan, xơ gan…cũng có thể bị các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu này. Ngoài ra, túi mật với chức năng dự trữ và bài tiết mật nên khi túi mật có sỏi hay bị viêm cũng dẫn đến chứng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
5. Stress cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc lo lắng, bạn sẽ "nuốt" rất nhiều không khí mà không biết. Tình trạng stress thường xuyên cũng làm tăng tiết acid dạ dày, gây viêm loét dạ dày và đầy hơi, khó tiêu. Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Bác sĩ Bùi Hữu Hoàng – Trưởng Phân môn Tiêu hóa - Đại học Y Dược TPHCM - Trưởng Phân khoa Tiêu hóa-Gan mật - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, trong những trường hợp bị các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu nhẹ, bạn có thể sử dụng thử các thuốc giúp điều chỉnh rối loạn vận động hoặc tăng cường vận động dạ dày để giải quyết nhanh chóng các triệu chứng trên. Tuy nhiên, nếu đầy hơi lặp đi lặp lại thường xuyên và có thêm các triệu chứng gợi ý đến một số nguyên nhân đặc biệt như viêm, loét dạ dày thì bắt buộc bạn phải đi khám bệnh để được chẩn đoán và chữa trị sớm, tránh bệnh tiến triển nặng và gây biến chứng. (Khả Vỹ)
|
Đầy hơi, khó tiêu là các triệu chứng mang tính cơ năng, do bệnh nhân kể ra chứ không do thăm khám mà phát hiện. Vì vậy, khi bị đầy hơi, khó tiêu bạn không nên xem thường, có thể đây là dấu hiệu cơ thể bạn đang đến hồi “cảnh báo”. Bạn nên đến gặp các chuyên gia y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tìm ra nguyên nhân và can thiệp càng sớm càng tốt để điều trị dứt điểm. |
Tài liệu này được tài trợ bởi công ty Janssen Cilag Việt Nam. Tham khảo thêm tại: http://smapps.vn/microsites/motilium-m/
THÔNG TIN DỊCH VỤ
Bình luận (0)