5 lỗi giao thông người điều khiển ô tô dễ mắc phải vào dịp Tết

17/02/2018 11:27 GMT+7

Số lượng các vụ vi phạm giao thông thường gia tăng vào dịp Tết Nguyên đán, trong đó phổ biến nhất là tình trạng tài xế điều khiển ô tô khi trong hơi thở có nồng độ cồn và chạy quá tốc độ quy định.

Vào những ngày Tết Nguyên đán nhu cầu đi lại gia tăng khiến lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trở nên đông đúc. Đây cũng là lúc số lượng các vụ tai nạn giao thông (TNGT) gia tăng so với ngày thường. Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia trong ngày mùng 1 Tết Mậu Tuất 2018 (ngày 16.2) trên toàn quốc đã xảy ra 46 vụ tai nạn giao thông (TNGT) trong đó có 35 vụ tai nạn, 11 vụ va chạm giao thông đường bộ làm 34 người chết, 35 người bị thương.
Trong ngày mùng 1 Tết Mậu Tuất 2018 (ngày 16.2) trên cả nước đã xảy ra 46 vụ tai nạn giao thông
Dưới đây là những lỗi phổ biến mà người điều khiển ô tô thường mắc phải vào dịp Tết Nguyên đán cùng với mức phạt hành chính được quy định trong Nghị định 46/2016:
Điều khiển ô tô khi trong hơi thở có nồng độ cồn
Vào những ngày Tết, việc lạm dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc phạm luật khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Theo Nghị định 46/2016, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ người điều khiển ô tô lưu thông trên đường sẽ bị xử phạt hành chính và tước giấy phép lái xe nếu hơi thở có nồng độ cồn.
Cụ thể, người điều khiển xe lưu thông trên đường sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, người vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Điều khiển ô tô khi trong hơi thở có nồng độ cồn là lỗi các tài xế thường mắc phải 
Mức phạt hành chính sẽ tăng lên ở mức 7 - 8 triệu đồng với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời sẽ bị ước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng.
Đặc biệt, với những trường hợp người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền 16 - 18 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 4 - 6 tháng.
Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định
Bên cạnh việc sử dụng rượu bia nhưng vẫn điều khiển ô tô, việc lái xe quá tốc độ quy định là một trong những lỗi nhiều tài xế thường mắc phải khi lái xe trong những ngày Tết. Theo Nghị định 46/2016, tài xế sẽ bị phạt từ 600.000 - 800.000 đồng nếu lái điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 5 đến dưới 10 km/giờ. Bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng nếu lái điều khiển ô tô chạy quá tốc độ 10 đến 20 km/giờ. Mức phạt với những trường hợp lái xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/giờ sẽ bị phạt từ 7 - 8 triệu đồng.
Tài xế sẽ bị phạt từ 600.000 - 800.000 đồng nếu lái điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 5 đến dưới 10 km/giờ
Sử dụng điện thoại khi đang lái xe
Một trong những lỗi phổ biến khiến các tài xế bị xử phạt là dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tài xế mất tập trung dẫn đến tai nạn giao thông. Với những trường hợp này, sẽ bị xử phạt hành chính từ 600.000 - 800.000 đồng.
Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép
Ngoài việc chạy quá tốc độ quy định, việc tài xế điều khiển ô tô chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước sẽ bị xử phạt từ 300.000 - 400.000 đồng.

tin liên quan

Văn hóa giao thông: ‘của anh, của ả hay của cả hai’
Mật độ giao thông tăng chóng mặt kéo theo sức ép lên cơ sở hạ tầng cũng như nhu cầu về một văn hóa giao thông chỉnh chu, đúng mực được quan tâm hơn bao giờ hết và để xây dựng nó cần sự quan tâm chung của mọi người chứ không chỉ riêng ai.
Không thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô
Cùng với tài xế ngồi ở vị trí ghế lái, người ngồi ở hàng ghế phía sau trên ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị xử phạt.
Cụ thể, điểm k, khoản 1 điều 5 của Nghị định nêu, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi “không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy”. Bên cạnh đó, theo điểm l, khoản 1, điều 5, hành vi “chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy” cũng bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Mục đích của quy định này là nhằm bảo vệ tính mạng cho người ngồi trên ô tô khi xe đang chạy. Thực tế, rất nhiều trường hợp ngồi trên ô tô đang lưu thông nhưng không thắt dây an toàn, khi xảy ra tai nạn dẫn đến chấn thương nặng, thậm chí tử vong do va đập, văng ra khỏi xe.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.