5 lời khuyên cho người trên 60 tuổi để sống thọ hơn

05/12/2021 00:08 GMT+7

Dưới đây là 5 lời khuyên theo khoa học dành cho những người trên 60 tuổi để sống thọ hơn, theo Eat This, Not That!

1. Thận trọng khi sử dụng loại thuốc giảm đau thông thường

Khi còn trẻ, có thể bạn đã sử dụng NSAID (như aspirin, Advil hoặc Motrin) để chữa chứng khó chịu sau khi uống nhiều bia rượu hoặc sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Khi bạn già đi, bạn nên hạn chế sử dụng loại thuốc trên, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ.

Một nghiên cứu cho biết: “NSAID là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra phản ứng phụ của thuốc.

"Khi bệnh nhân lớn tuổi và số lượng thuốc tăng lên, NSAID ở người cao tuổi nên được kê đơn một cách thận trọng. NSAID sử dụng đồng thời với thuốc cụ thể có thể làm thay đổi nguy cơ loét và/hoặc chảy máu đường tiêu hóa", theo nghiên cứu.

Hãy thận trọng khi sử dụng loại thuốc giảm đau thông thường

Shutterstock

2. Chú ý các dấu hiệu của bệnh Alzheimer

Ở độ tuổi này, bạn có thể ngừng nghĩ về bệnh Alzheimer nhưng hãy để ý các dấu hiệu của bệnh.

Bệnh Alzheimer, loại bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất, là một bệnh não tiến triển không thể đảo ngược, ảnh hưởng đến gần 6 triệu người Mỹ.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết bệnh Alzheimerm là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 đối với những người từ 65 tuổi trở lên.

“Bệnh Alzheimer và các chứng sa sút trí tuệ khác phá hủy não từ từ, dẫn đến suy giảm nhận thức (như mất trí nhớ, khó khăn về ngôn ngữ hoặc chức năng điều hành kém) và suy giảm chức năng (chẳng hạn như ít khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày và tự chăm sóc bản thân). Trong một số trường hợp, sa sút trí tuệ có thể dẫn đến những thay đổi về hành vi và nhân cách (chẳng hạn như trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác, hoang tưởng hoặc kích động). Những người bị suy giảm nhận thức khó duy trì sức khỏe của họ hoặc kiểm soát các bệnh mạn tính khác", theo CDC Mỹ.

Vì vậy, hãy luôn tỉnh táo và lắng nghe nếu người khác bày tỏ lo lắng: "Việc phát hiện sớm chứng suy giảm nhận thức, bao gồm bệnh Alzheimer và các chứng sa sút trí tuệ khác, mang lại cơ hội để kiểm soát các tình trạng sức khỏe mạn tính khác và lập kế hoạch cho tương lai".

3. Đừng nghĩ đau khớp là bình thường, coi chừng viêm khớp

“Bệnh viêm khớp rất phổ biến nhưng chưa được hiểu rõ. Trên thực tế, "viêm khớp" không phải là một bệnh đơn lẻ, nó là một cách gọi nôm na để chỉ bệnh đau khớp hoặc bệnh khớp", Tổ chức Viêm khớp (Arthritis Foundation) cho biết.

Theo Arthritis Foundation, các triệu chứng khớp thông thường bao gồm sưng, đau, cứng và giảm phạm vi cử động. Các triệu chứng có thể đến và biến mất, có thể nhẹ, vừa hoặc nặng. Chúng có thể giữ nguyên trong nhiều năm và sau đó có thể tiến triển hoặc trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Viêm khớp nặng có thể dẫn đến đau mạn tính, không thể thực hiện các hoạt động hằng ngày và gây khó khăn khi đi lại hoặc leo cầu thang.

Viêm khớp có thể gây ra những thay đổi khớp vĩnh viễn. Những thay đổi này có thể nhìn thấy được, chẳng hạn như khớp ngón tay co quắp, nhưng thường chỉ có thể nhìn thấy tổn thương khi chụp X-quang. Một số loại viêm khớp cũng ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khác, như tim, mắt, phổi, thận và da, theo Arthritis Foundation.

4. Tập thể dục nhưng theo cách cụ thể này

CDC Mỹ cho biết "nếu bạn từ 65 tuổi trở lên, và không có tình trạng gì về sức khỏe, nhìn chung là phù hợp, có thể tuân theo" kế hoạch sau:

Thực hiện một hoạt động tăng cường nhịp hô hấp và nhịp tim cường độ vừa phải - bất cứ thứ gì khiến tim bạn đập nhanh hơn - ít nhất 150 phút mỗi tuần.

Và thực hiện hoạt động tăng cường cơ bắp - những hoạt động khiến cơ bắp của bạn hoạt động mạnh hơn bình thường - ít nhất hai ngày một tuần.

Nếu bạn có vấn đề gì về sức khỏe, hãy trao đổi với bác sĩ về chế độ tập thể dục thích hợp. Vận động cơ thể luôn quan trọng nếu bạn có thể.

5. Ăn theo cách này

Món cá hồi và đậu

SHUTTERSTOCK

Trong hầu hết các bữa ăn, hãy cố gắng lấp đầy một 1/2 đĩa của bạn với rau, 1/4 đĩa của bạn với ngũ cốc nguyên hạt như quinoa, gạo lứt hoặc bánh mì nguyên cám và 1/4 đĩa cuối cùng của bạn với protein nạc như cá, thịt gia cầm, theo Harvard Health.

Hãy chọn chất béo lành mạnh, có thể đóng vai trò là nguồn cung cấp calo cô đặc và lành mạnh. Chất béo lành mạnh bao gồm dầu ô liu, dầu hạt cải, đậu phộng và các loại hạt khác, bơ đậu phộng, quả bơ và các loại cá béo như cá hồi, cá mòi và cá thu.

Hạn chế chất béo bão hòa không lành mạnh bao gồm cả thịt đỏ béo. Ngoài ra, hãy bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn.

Và để giữ an toàn ở độ tuổi của bạn, hãy nhớ tiêm phòng Covid-19, theo Eat This, Not That!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.