5 quan niệm sai lầm về ăn trái cây

02/05/2018 05:27 GMT+7

Một trong những lựa chọn an toàn nhất và phổ biến nhất khi nói đến ăn vặt lành mạnh là trái cây.

Nhưng không có nghĩa ăn thực phẩm có chứa trái cây là lành mạnh cũng như cách ăn trái cây như thế nào mới thực sự quan trọng trong việc quyết định trái cây đó là lành mạnh hay không, theo Medicaldaily.
Trái cây đông lạnh ít dinh dưỡng hơn trái tươi
Quan niệm chất dinh dưỡng bị mất khi trái cây bị đóng băng là sai. Trái cây đông lạnh và rau quả được đông lạnh trong vòng vài giờ sau khi được thu hoạch lưu lại phần lớn các chất dinh dưỡng, tiến sĩ Joy Bauer, chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe từ Today Show nói trên đài NBC.
Trái cây được tiêu thụ tốt nhất khi bụng rỗng
Theo quan niệm xưa nay, hoa quả có thể gây ra vấn đề tiêu hóa và ít dinh dưỡng hơn khi ăn cùng với bữa ăn. Nhưng không có nghiên cứu nào khẳng định như vậy. Hiệu quả duy nhất mà ăn hoa quả và bữa ăn cùng nhau làm chậm việc giải phóng thức ăn khỏi dạ dày. Theo Healthline, điều này thực sự có lợi vì nó có thể tạo ra cảm giác no và vừa đủ lượng calo.
Giá trị dinh dưỡng của trái cây cũng không bị ảnh hưởng vì hệ tiêu hóa có khả năng lấy chất dinh dưỡng từ trái cây cho dù chúng được tiêu thụ với một bữa ăn hoặc khi bụng rỗng.
Người bị bệnh tiểu đường không thể ăn trái cây
So với carbohydrate, ăn trái cây trong chừng mực không gây tăng đột biến lượng đường huyết. Trái cây là một nguồn chất chống ô xy hóa tuyệt vời, chuyên gia dinh dưỡng Katie Barbera tại Hệ thống sức khỏe Northwell ở New York (Mỹ), cho biết. Trái cây có rất nhiều chất xơ, vì vậy nó làm cho ta cảm thấy no hơn và thỏa mãn cơn no. Chúng cũng thêm rất nhiều hương vị cho chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường.
Một nghiên cứu cho thấy ăn trái cây có liên quan với nguy cơ thấp hơn của bệnh tiểu đường loại 2 trong khi uống nước trái cây có liên quan đến nguy cơ cao hơn.
Uống nước ép trái cây cũng khỏe mạnh như ăn trái cây
Trong khi uống nước trái cây vẫn có thể có một số lợi ích dinh dưỡng, các chuyên gia nói rằng ăn trái cây tốt hơn uống nước trái cây. Nước trái cây mua từ cửa hàng có thể chứa thêm đường, điều này có thể giải thích tại sao nó có liên quan đến béo phì ở trẻ em.
Theo WebMD, các loại đường trong trái cây bị nghiền nát, làm cho nước ép có nhiều khả năng gây sâu răng hơn so với ăn trái cây. Quá trình ép cũng loại bỏ hàm lượng chất xơ tự nhiên từ trái cây, làm giảm chỉ số đường huyết. Kết quả là, nước ép trái cây có khả năng tiêu thụ nhiều calo hơn và dinh dưỡng thấp hơn.
Vitamin C là một phương thuốc tự nhiên để ngăn ngừa cảm lạnh thông thường
Trong khi nhiều nghiên cứu cho thấy ít hoặc không có lợi ích trong việc tiêu thụ các loại trái cây giàu vitamin C (như cam) để phòng ngừa hoặc chữa bệnh cảm. Tuy nhiên, vitamin dường như giúp đỡ những người chạy marathon, trượt tuyết và chịu được cái lạnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.