5 thủ phạm hàng đầu gây ra mức đường huyết cao nguy hiểm

23/02/2022 00:09 GMT+7

Đường huyết cao có thể do nhiều nguyên nhân. Ngay cả căng thẳng trong công việc cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu cao là vô cùng nguy hiểm. Lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể dẫn biến chứng nghiêm trọng, như mất thị lực, suy nội tạng và thậm chí phải cắt cụt chi do tổn thương dây thần kinh.

Tuy nhiên, các yếu tố lối sống khác cũng có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết, và bạn có thể tránh được tình trạng đường huyết tăng đột biến nguy hiểm bằng cách kiểm soát những yếu tố này.

Sau đây là 5 nguyên nhân hàng đầu gây ra lượng đường trong máu cao và cách phòng tránh, theo nhật báo Express (Anh).

1. Căng thẳng

Nếu cơ thể bị căng thẳng, tuyến thượng thận có thể kích hoạt giải phóng glucose, khiến lượng đường trong máu tăng cao

Shutterstock

Nếu cơ thể bị căng thẳng, tuyến thượng thận có thể kích hoạt giải phóng glucose, khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Giải tỏa căng thẳng và đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ có thể kiểm soát mức độ căng thẳng.

2. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Tất cả bệnh nhân tiểu đường cần phải chú ý chế độ ăn uống để tránh những thực phẩm nguy hiểm gây ra mức đường huyết cao.

Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường nên theo một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

Bệnh nhân tiểu đường cũng nên ăn nhiều chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt vì chúng giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, theo Express.

3. Không tập thể dục đủ

Không hoạt động đủ có thể dẫn đến nguy cơ mức đường huyết cao

Shutterstock

Không hoạt động đủ có thể dẫn đến nguy cơ mức đường huyết cao.

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể xử lý một phần đường từ chế độ ăn uống.

4. Một số loại thuốc chữa bệnh

Một số loại thuốc có thể tương tác với insulin, đối với bệnh nhân tiểu đường - có thể rất nguy hiểm.

Người bệnh tiểu đường, nếu sử dụng một loại thuốc mới, hãy cho bác sĩ biết mình đang bị tiểu đường và đang sử dụng insulin.

5. Điều chỉnh “quá tay” đối với mức đường trong máu quá thấp

Người có mức đường huyết quá thấp, nếu điều chỉnh để tăng mức đường huyết “quá tay”, có thể dẫn đến mức đường trong máu tăng cao.

Hãy hỏi bác sĩ cách tốt nhất để điều trị mức đường huyết thấp để tránh mắc phải lỗi này.

Dấu hiệu để nhận biết lượng đường trong máu cao

Mức đường huyết cao có một số dấu hiệu thể chất, nhưng vì bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, những dấu hiệu này có thể khác nhau ở mỗi người.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), các dấu hiệu nhận biết lượng đường trong máu cao là:

Thường xuyên khát nước và khô miệng

Đi tiểu thường xuyên

Mệt mỏi

Nhìn mờ

Sụt cân

Nhiễm trùng tái phát, như tưa miệng, viêm bàng quang và viêm da

Đau bụng

Cảm thấy không khỏe

Hơi thở có mùi trái cây, theo Express.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.