5 thứ quan trọng cần khoáng sản đất hiếm để sản xuất

31/05/2019 08:12 GMT+7

Khoáng sản đất hiếm có trong gần như mọi sản phẩm kỹ thuật xung quanh chúng ta, từ máy giặt, ô tô cho đến ổ đĩa. Dưới đây là năm sản phẩm phổ biến mà ít ai ngờ cũng cần đất hiếm để sản xuất.

Xăng, dầu

Nhà máy lọc dầu Philadelphia Energy Solutions Ảnh: Reuters
Các nhà máy lọc dầu phụ thuộc vào khoáng sản hay nguyên tố đất hiếm để làm chất xúc tác trong nhiều đơn vị gọi là “fluid catalytic cracker”, tức đơn vị thực hiện một trong các quá trình chuyển đổi quan trọng nhất ở nhà máy lọc dầu. Về cơ bản, quá trình này phá vỡ các phân tử dầu để tách ra xăng và dầu diesel.
Nhiều ngành công nghiệp năng lượng khác cũng sử dụng đơn vị “fluid catalytic cracker”. Đơn cử, nó được dùng trong tuabin gió và có thể còn được dùng để tạo tấm pin mặt trời, vận hành nhà máy điện hạt nhân. Theo chính phủ Mỹ, đèn, chất bán dẫn, chất siêu dẫn và pin cũng sử dụng đơn vị này. Tuy nhiên, các dự án trữ năng lượng quy mô lớn có thể không chịu nhiều tác động vì không thường dùng các nguyên tố đất hiếm, theo Bloomberg.
[VIDEO] Chiến tranh thương mại căng thẳng, Mỹ lo ngại Trung Quốc ngừng cung cấp đất hiếm

Ô tô

Khoáng sản đất hiếm có mặt tại nhiều bộ phận của ô tô, chẳng hạn như động cơ, cần gạt nước, túi khí, cửa sổ điện và bộ phận giúp giảm khí thải tự động. Những chiếc xe điện thì không cần khoáng sản đất hiếm, song xe hybrid sử dụng nam châm, vốn cần neodymium để sản xuất.
Tin tốt là một số nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã có công nghệ mới giúp giảm việc sử dụng khoáng sản đất hiếm trong ô tô. Đơn cử, Toyota Motor công bố nam châm mới cho mẫu Prius trong năm 2018 và nam châm này không cần khoáng sản đất hiếm để sản xuất.

Nhiều sản phẩm điện tử, gia dùng

Máy giặt Ảnh: Reuters
Khoáng sản đất hiếm chủ yếu được dùng để làm nam châm. Thực tế, đất hiếm cần để tạo một số nam châm mạnh nhất thế giới, theo Khảo sát Địa chất Mỹ. Khoáng sản đất hiếm được tích hợp vào một loạt sản phẩm, thiết bị điện tử gồm tivi, ổ đĩa máy tính, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động, máy hút bụi, máy rửa chén và máy giặt. Theo báo cáo của Mỹ năm 2010, khoáng sản đất hiếm còn được dùng trong gương, loa mini, kính và bóng đèn.

iPhone, iPad

Các sản phẩm của Apple sử dụng một số khoáng sản đất hiếm, trong đó có neodymium, praseodymium và dysprosium. Gần như mọi sản phẩm Apple, từ iPhone, iPad cho đến Mac đều ít nhiều có ba cái tên trên. Chúng có mặt trong nam châm bên trong loa, camera.
Apple không công bố nguồn của các khoáng sản cụ thể, song chúng thường xuất xứ từ Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Úc. Hiện không rõ bao nhiêu phần trăm khoáng sản đất hiếm Apple dùng đến từ Trung Quốc. Cách đây hai năm, hãng Mỹ cho hay họ muốn ngừng khai thác nguyên liệu và chỉ dùng thành phần tái chế. Đến nay hai mẫu MacBook Air và Mac mini mới nhất đã đạt được mục tiêu này.

Vũ khí

F-35 Lightning II Ảnh: Hải quân Mỹ
Chuyện Trung Quốc siết nguồn cung khoáng sản đất hiếm có thể giáng đòn nghiêm trọng vào vũ khí của Mỹ. Mỗi chiếc F-35 Lightning II, loại máy bay tiêm kích tàng hình phức tạp nhất thế giới, cần khoảng 417,3 kg vật liệu đất hiếm, theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ năm 2013.
Khoáng sản đất hiếm gồm yttrium và terbium cũng được dùng cho vũ khí trong các phương tiện của Hệ thống Chiến đấu Tương lai (FCS). Các ứng dụng khác là trong phương tiện chiến đấu bọc thép Stryker, máy bay không người lái Predator và tên lửa hành trình Tomahawk.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.