Luật KCB 2023 cũng quy định một số điểm mới thay thế luật KCB 2009. Trong đó, tại điều 40 quy định "Quyền từ chối KCB".
Theo đó, có 5 tình huống người hành nghề được từ chối KCB. Tình huống thứ nhất, tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở KCB khác phù hợp để KCB và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở KCB khác. Tình huống thứ hai, việc KCB trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp. Tình huống thứ ba, người bệnh, thân nhân người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi. Tình huống thứ tư, người bệnh yêu cầu phương pháp KCB không phù hợp quy định về chuyên môn kỹ thuật. Tình huống thứ năm, người bệnh, người đại diện của người bệnh không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Luật KCB 2023 cũng quy định thêm 3 nhóm đối tượng phải có giấy phép hành nghề y, áp dụng từ năm 2024 gồm: dinh dưỡng lâm sàng; cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng. Mỗi người hành nghề chỉ được cấp một giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc. Giấy phép hành nghề có thời hạn 5 năm.
Theo quy định hiện hành, chỉ có 6 đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề KCB là: bác sĩ, y sĩ; điều dưỡng viên; hộ sinh viên; kỹ thuật viên; lương y; người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Xem nhanh 20h ngày 12.2: Việt Nam phối hợp cứu 1 nạn nhân động đất | Thổ Nhĩ Kỳ lại có dư chấn
Bình luận (0)