Trung Quốc đang bước vào giai đoạn tự phát triển như một trong những nhà đổi mới công nghệ hàng đầu thay vì chỉ là người đi theo sau trong ngành công nghiệp viễn thông như trước đây, trong đó quá trình phát triển tiêu chuẩn công nghệ 5G hiện ở gần giai đoạn cuối cùng là một trong những nỗ lực to lớn.
“Trong khi Trung Quốc sở hữu thị trường di động lớn nhất thế giới dựa theo số thuê bao và kích cỡ mạng, thì các nước tiên tiến khác lại thống trị sự đổi mới công nghệ di động. Nhưng giờ đây 5G là cơ hội thế kỷ để Trung Quốc có thể vươn lên”, nhà phân tích Edison Lee của Jefferies, nói.
Các cơ quan chức năng quốc tế có trách nhiệm giám sát việc tạo ra một tiêu chuẩn thống nhất cho công nghệ di động 5G dự kiến sẽ phát hành những quy định giai đoạn đầu vào năm tới và giai đoạn cuối cùng vào năm 2019, nhằm mở đường cho hoạt động mở rộng dịch vụ 5G của các nhà khai thác mạng di động từ năm 2020, theo South China Morning Post.
tin liên quan
Trung Quốc xây dựng mạng 5G lớn nhất thế giớiTrung Quốc đang xây dựng mạng công nghệ 5G lớn nhất thế giới với mức chi phí đầu tư có thể lên đến 180 tỉ USD.
Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU), một cơ quan của Liên Hiệp Quốc (UN) đảm nhiệm việc phát triển tiêu chuẩn IMT 2020 cho công nghệ 5G, nói rằng mạng 5G được phổ cập sắp tới sẽ có khả năng hỗ trợ kết nối cho 1 triệu thiết bị trên mỗi km2, tốc độ tải dữ liệu cao nhất lên đến 20 gigabit/giây, năng lượng và hiệu quả quang phổ cũng cao hơn so với các cấp độ mạng trước đó.
“Với kinh nghiệm không tốt về 3G, Trung Quốc đã quyết tâm trở thành cái tên lớn khi nhắc đến 5G. Kể từ khi ITU bắt đầu sáng kiến “IMT 2020 and Beyond” vào năm 2012, nhiều thực thể Trung Quốc đã tích cực tham gia nghiên cứu và phát triển các đầu việc có liên quan đến 5G”, ông Lee cho hay.
Công ty Huawei Technologies và ZTE, hai trong số các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, hiện đang dẫn đầu về phát triển và thương mại hóa các công nghệ liên quan đến 5G tại Đại lục. Cả hai công ty đều cho biết họ đang làm việc với ba nhà khai thác mạng viễn thông lớn của Trung Quốc là China Mobile, China Unicom và China Telecom để thử nghiệm cũng như giúp lập kế hoạch triển khai cơ sở hạ tầng 5G.
Trong kỷ nguyên 4G, Trung Quốc đã bảo vệ một trong hai tiêu chuẩn kỹ thuật toàn cầu được phê chuẩn, gọi là TDLTE (Time Division Long-Term Evolution), một dạng tiêu chuẩn truyền thông không dây tốc độ cao. Theo công ty tư vấn công nghệ iRunway, cả Huawei và ZTE đều nằm trong top 10 chủ sở hữu về những quyền sở hữu thiết yếu công nghệ 4G, trong đó năm công ty đang xếp đầu danh sách là Qualcomm, Samsung Electronics, Intel, Ericsson và Nokia.
tin liên quan
10 công nghệ thay đổi thế giới trong tương laiCông nghệ là nền tảng cho sự đổi mới của thế giới, vì nó có thể mở ra tương lai tốt đẹp hơn. Dưới đây là danh sách những công nghệ có thể thay đổi cuộc sống trong thập kỷ tới.
Bình luận (0)