Lifehack chỉ ra 6 bí quyết giúp bạn duy trì trạng thái tinh thần tích cực, lạc quan trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Đừng gục ngã
Hầu hết chúng ta đều trở nên giận dữ, trách móc bản thân không biết cách khắc phục, vượt qua khi rơi vào những tình huống khó khăn, mệt mỏi. Cái tôi khiến bạn chẳng thể nhận ra điểm yếu ở đâu để đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Hãy luôn cười tươi khi đối mặt với nghịch cảnh. Nhìn nhận vấn đề một cách phóng khoáng, thoải mái sẽ giúp ta dễ dàng nhận ra khuyết điểm của bản thân, từ đó không mắc sai lầm về sau nữa.
Nếu không thể cười, hãy đi gặp gỡ, trò chuyện cùng nhóm bạn thân vui nhộn, hoặc xem một bộ phim hài.
tin liên quan
11 việc nên làm nếu không muốn bị bạn bè xa lánhAi cũng đều muốn tạo một ấn tượng thật tốt đẹp trong mắt bạn bè, đồng nghiệp xung quanh và mong sẽ được đối xử tốt, trân trọng thay vì bị ghét bỏ, xa lánh.
Nghĩ về điều tốt đẹp
Ngoài những điều tồi tệ xảy ra, hãy lạc quan mà nghĩ về vô số thành tựu tươi đẹp khác đã gặt hái được trong quá khứ; cố gắng nhớ đến điều tuyệt vời nhất gần đây đã thực hiện được.
Ví dụ, bạn là nhân viên bán hàng; tuy nhiên, doanh số lại không được tốt lắm. Đừng lo lắng! Hãy hồi tưởng lại quãng thời gian lợi nhuận tăng vọt, đạt đến mức cao nhất, giúp tâm trí thư giãn, thoải mái hơn.
Tập thể dục
Khi mọi việc diễn ra không suôn sẻ, hãy dành thời gian tập thể dục để đẩy lùi, xóa tan mọi căng thẳng, phiền muộn, giúp tinh thần hưng phấn, tràn đầy năng lượng. Sau đó, việc giải quyết vấn đề cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
|
Thậm chí, nếu không gặp phải bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống, hãy cứ dành 20 phút mỗi ngày cho việc luyện tập thể dục vì theo các chuyên gia, thói quen đó sẽ giúp chúng ta có tâm hồn, trí óc, thể chất khỏe mạnh, năng động.
Hạn chế bận tâm
Phán xét là hành vi bản năng mà con người thực hiện mỗi khi đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Vì thế, không cần quan tâm đến những gì người khác đánh giá về bạn khi họ chưa có cái nhìn toàn diện, đúng đắn. Hãy tự tin vào bản thân để sống tốt hơn qua từng ngày.
Đừng lo lắng quá nhiều
Chúng ta thường xuyên lo lắng, quan tâm về điều bản thân không thể kiểm soát. Thay vào đó, hãy chú ý đến việc lớn hơn, tập trung vào những thứ có thể đối mặt, giải quyết.
Đơn cử, thay vì phiền muộn, ưu sầu sau khi bị chuẩn đoán mắc bệnh ung thư, ta có thể cố gắng cải thiện tâm trạng bằng cách đi du lịch, thay đổi chế độ ăn uống…
tin liên quan
6 độc chiêu 'biến đau thương thành sức mạnh'Nỗi buồn không những giúp chúng ta có được những trải nghiệm thăng trầm trong cuộc đời, từ đó rút ra nhiều bài học kinh nghiệm đáng quý mà còn là cơ hội thúc đẩy khả năng sáng tạo.
Sống chậm lại
Toni Bernhard, giáo sư tại Đại học California (Mỹ), đã đề cập rằng việc sống chậm lại khi mức độ căng thẳng quá cao giúp tinh thần thư giãn, thoải mái hơn rất nhiều.
Hãy thử làm mọi việc một cách thật chậm rãi trong khi đang suy nghĩ, lướt web, dọn dẹp nhà cửa… Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mọi ưu tư, phiền muộn mau chóng biến mất.
Bình luận (0)