6 cách giúp giảm 'xì hơi' bạn cần biết

20/04/2020 08:23 GMT+7

Tất cả mọi người đều làm điều này, trung bình từ 5 đến 15 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể như vậy, chúng ta vẫn có thể cực kỳ ngại ngùng về điều đó.

Vì vậy, để tránh việc “xấu hổ” này, có một số bước dễ dàng bạn có thể thực hiện như sau, theo Greatist.com.

1. Giảm lượng chất xơ

Việc tiêu thụ chất xơ quá mức thường là thủ phạm.
Chất xơ, như đậu, ngũ cốc, trái cây, rau họ cải, thực phẩm nhiều đường bột không dễ tiêu hóa và phải cần đến vi khuẩn trong ruột để phá vỡ thông qua quá trình lên men, bác sĩ Anthony Hobson, giám đốc phòng khám tiêu hóa Functional Gut Clinic (Anh), cho biết.
Quá trình lên men tạo ra khí, do đó thực phẩm giàu chất xơ có thể gây đầy hơi.
Chất xơ cao cũng có thể gây táo bón.
Do đó, nếu bạn có một cuộc hẹn hoặc một cuộc họp quan trọng, hãy hạn chế hoặc tránh những loại chất xơ này, theo Greatist.com.
Đặc biệt, chất xơ kết hợp với đường chế biến, chất béo chuyển hóa, dầu tinh chế và tinh bột, rượu và thịt chế biến có thể tạo hiệu ứng mạnh mẽ.
Những người bị hội chứng ruột kích thích hoặc không dung nạp thực phẩm dễ bị đầy hơi nặng hơn.

2. Uống nước

Ngoài nhiều lợi ích khác, nước cũng là cứu tinh cho tình trạng này.
Như chuyên gia dinh dưỡng Sejal Jacob giải thích: Cơ thể mất nước có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột và cách thức ăn di chuyển trong ruột. Lượng chất lỏng đầy đủ sẽ giúp điều hòa ruột, giúp ngăn ngừa táo bón và tạo ra quá nhiều khí, theo Greatist.com.
Thêm gừng vào nước uống có thể giúp thoát khí nhanh hơn.

3. Đi bộ

Các nghiên cứu cho thấy đi bộ giúp đẩy hết khí dư thừa ra khỏi bụng, và tập thể dục thường xuyên giúp kìm chế đầy hơi.
Đi bộ còn giúp làm dịu bộ não, từ đó, làm dịu ruột và cải thiện chứng đầy hơi.

4. Tăng cường men vi sinh

Các vi sinh vật trong ruột đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa. Khi có sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn có hại có thể gây đầy hơi. Men vi sinh giúp cân bằng vi khuẩn có lợi, từ đó, tăng cường hệ tiêu hóa, chuyên gia Jacob giải thích.
Bao gồm các thực phẩm lên men vào chế độ ăn uống, như kim chi, sữa chua là một cách tuyệt vời khác để tăng cường vi khuẩn tốt, theo Greatist.com.

5. Ăn chậm lại

Ăn quá nhanh, uống bằng ống hút, nhai kẹo cao su, ngậm kẹo hoặc nói chuyện trong khi nhai cũng dẫn đến nuốt nhiều không khí hơn, từ đó gia tăng đầy hơi, theo Mayo Clinic.
Thêm vào đó, nhai chậm sẽ giúp chú ý đến kích cỡ phần ăn và tránh bị đầy hơi. Ăn nhiều gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa, dẫn đến đầy hơi.

6. Giảm căng thẳng

Suy nghĩ lo lắng có thể ảnh hưởng đến ruột, kích thích đầy hơi. Khi gặp căng thẳng, hệ tiêu hóa phải ngừng hoạt động.
Thiền, yoga, đi bộ và ngủ đủ có thể giảm căng thẳng. Hít thở sâu - từ từ, vào cơ hoành - cũng có thể nhanh chóng làm giảm cảm giác lo lắng.
Hiển nhiên, đánh rắm là tự nhiên và là biểu hiện của cuộc sống lành mạnh.
Nhưng chắc chắn bạn không muốn “xì hơi” trong một căn phòng đông đúc, vì vậy, khi bụng khó chịu, bạn nên đi ra chỗ thông thoáng.

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Nên đi khám nếu bị đầy hơi và xì hơi quá dai dẳng hoặc nghiêm trọng.
Đầy hơi hoặc tức bụng kèm theo các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác có thể chỉ ra bệnh nghiêm trọng hơn. Nên gặp bác sĩ nếu gặp các triệu chứng sau.
• Phân có máu
• Có sự thay đổi khác thường trong phân
• Thay đổi số lần đại tiện
• Giảm cân
• Táo bón hoặc tiêu chảy
• Buồn nôn hoặc nôn kéo dài hoặc lặp lại
• Tìm kiếm sự chăm sóc ngay lập tức nếu đau bụng kéo dài hoặc đau ngực, theo Mayo Clinic.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.