Thị trường ô tô Việt Nam trong giai đoạn 6 tháng đầu năm chứng kiến nhiều thay đổi. Trong đó, những quy định, chính sách mới cùng với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19... đã góp phần tạo nên những điểm nhấn, biến động chưa từng trong lịch sử ngành ô tô Việt Nam. Hãy cùng Thanh Niên nhìn lại những điểm nhấn trên thị trường ô tô trong 6 tháng đầu năm 2019:
Những quy định, chính sách mới cùng với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tạo nên những thay đổi trên thị trường ô tô Việt Nam
|
Quy định mới ‘cởi nút thắt’ cho hoạt động nhập khẩu ô tô vào Việt Nam
Sau hơn 2 năm triển khai, những “nút thắt” trong
hoạt động nhập khẩu ô tô của các doanh nghiệp kinh doanh ô tô tại Việt Nam, quy định tại Nghị định 116/2017, giờ đây đang dần được tháo gỡ.
Theo đó, giữa tháng 2.2020 Chính phủ ban hành Nghị định 17/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều kiện liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương. Trong đó, đáng chú ý Nghị định 17/2020 đã gỡ bỏ một số quy định về giấy chứng nhận kiểu loại, kiểm tra theo từng lô xe nhập khẩu… trước đó, từng được quy định tại Nghị định 116/2017, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động
nhập khẩu ô tô vào Việt Nam.
Với quy định mới tại Nghị định 17/2020 vừa được Chính phủ ban hành, “nút thắt” trong hoạt động nhập khẩu ô tô đã phần nào được tháo gỡ.
|
Các mẫu ô tô chưa qua sử dụng được nhập khẩu sẽ không cần giấy chứng nhận kiểu loại (VTA) như trước mà thay vào đó sẽ được đánh giá kiểu loại ngay tại Việt Nam, dựa trên việc kiểm tra, thử nghiệm mẫu xe đại diện và kết quả đánh giá điều kiện tại cơ sở sản xuất (nếu quốc gia đó không tự chứng nhận). Tần suất đánh giá kiểu loại tối đa 36 tháng/lần.
Trong khi đó, các mẫu mã ô tô đã có Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại (VTA) không cần phải kiểm, đánh giá lại. VTA đã được cung cấp sẽ có hiệu lực trong vòng 36 tháng. Sau thời hạn này, ô tô mới cùng kiểu loại nhập về mới phải đánh giá lại kiểu loại.
Đại dịch Covid-19 ghìm sức mua, ô tô xe tồn kho tăng kỷ lục
Sau giai đoạn liên tục tăng trưởng, năm 2020 được xem là bước đà để
thị trường ô tô Việt Nam bứt phá. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát vào giai đoạn cuối quý I.2020 đã ghìm lại tất cả.
Sức mua trên thị trường liên tiếp sụt giảm trong giai đoạn cuối quý I đến đầu quý II.2020, thậm chí còn rơi vào tình cảnh gần như “đóng băng”
|
Covid-19 kéo tụt nền kinh tế toàn cầu, ngành sản xuất kinh doanh ô tô tại Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Sức mua trên thị trường liên tiếp sụt giảm trong giai đoạn cuối quý I đến đầu quý II.2020, thậm chí còn rơi vào tình cảnh gần như “đóng băng” khi cả nước thực hiện các biện pháp cách ly,
giãn cách xã hội để hạn chế nguy cơ lây lan Covid-19.
Tỉ lệ ô tô tồn kho tăng cao sau quý I.2020
|
Theo báo cáo bán hàng của VAMA, tình đến hết tháng 3.2020 (tức quý I) tổng doanh số bán hàng của các thành viên VAMA chỉ đạt 52.557 xe, giảm 33% so với cùng kì năm ngoái. Tính từ năm 2015 đến nay, đây là bước chạy đà chậm chạp nhất của thị trường ô tô Việt Nam. Sức mua giảm, khiến tỉ lệ
xe tồn kho liên tục gia tăng. Theo báo cáo của Bộ Công thương gửi Thủ tướng Chính phủ, trong quý I.2020 chỉ số tồn kho ngành sản xuất xe có động cơ (trong đó có ô tô) tăng 122,5% so với cùng kỳ 2019. Điều này phản ánh khó khăn rất lớn của ngành trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Hàng loạt nhà máy sản xuất ô tô tạm ngừng hoạt động
Lần đầu tiên trong lịch sử ngành ô tô Việt Nam, hành loạt
nhà máy ô tô phải tạm ngừng hoạt động chỉ trong thời gian ngắn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Từ tháng 4.2020, có ít nhất 7 doanh nghiệp ô tô quyết định tạm dừng hoạt động sản xuất tại các
nhà máy ô tô ở Việt Nam do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Hãng xe Việt – VinFast thuộc tập đoàn Vingroup cũng quyết định tạm dừng dây chuyền sản xuất ô tô, xe máy tại Tổ hợp sản xuất ở Cát Hải, Hải Phòng
|
Ford là hãng ô tô đầu tiên tại Việt Nam quyết định tạm dừng hoạt động sản xuất để phòng dịch. Theo đó, sau khi có thông bao từ tập đoàn ô tô Mỹ, nhà máy Ford Việt Nam tại Hải Dương đã tạm dừng sản xuất từ ngày 26.3. Chỉ 2 ngày sau, đến lượt Toyota phát đi thông báo tạm dừng hoạt động nhà máy ô tô ở Vĩnh Phúc.
Ngay sau đó, Honda, TC Motor – đơn vị lắp ráp, phân phối xe Hyundai tại Việt Nam cũng lần lượt thông báo tạm dừng mọi hoạt động sản xuất ô tô tại Việt Nam từ ngày 1 đến ngày 15.4. Hãng xe Việt – VinFast thuộc tập đoàn Vingroup cũng quyết định tạm dừng dây chuyền sản xuất ô tô, xe máy tại Tổ hợp sản xuất ở Cát Hải, Hải Phòng bắt đầu từ ngày 6.4.
TC Motor – đơn vị lắp ráp, phân phối xe Hyundai tại Việt Nam cũng lần lượt thông báo tạm dừng mọi hoạt động sản xuất ô tô tại Việt Nam từ ngày 1 đến ngày 15.4
|
Nhà máy Nissan tại Đà Nẵng cũng chính thức tạm dừng từ ngày 5.4. Tương tự hãng xe Việt, liên doanh hãng xe Nhật Bản cho biết sẽ cân nhắc thời gian hoạt động trở lại dựa trên diễn biến cụ thể của dịch bệnh Covid-19.
Các hãng xe sang trình làng ô tô bằng hình thức trực tuyến
Trong giai đoạn cuối tháng 4.2020, sau khi tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam dần được kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh ô tô tại Việt Nam mới bắt đầu tái khởi động lại. Tuy nhiên, trước những quy định của chính quyền địa phương các sự kiện quy tụ đông người vẫn còn bị hạn chế. Trong bối cảnh đó, nhiều hãng ô tô đặc biệt là các
hãng xe sang đã chọn hình thức trực tuyến để giới thiệu các mẫu mã, sản phẩm mới tới người tiêu dùng.
THACO giới thiệu gần 10 mẫu xe bằng hình thức trực tuyến
|
Trường Hải (THACO) là đơn vị tiên phong khi tổ chức buổi ra mắt trực tuyến để giới thiệu tới 10 mẫu mã thế hệ mới trong dòng sản phẩm
xe sang BMW. Không lâu sau đó, vào đầu tháng 5.2020, hãng xe sang Audi cũng tổ chức buổi ra mắt trực tuyến để giới thiệu 3 mẫu
xe Audi Q3, Q7 và A4 mới đến người tiêu dùng. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử ngành ô tô Việt Nam, các nhà phân phối ô tô giới thiệu sản phẩm mới bằng hình thức trực tuyến.
Ô tô phổ thông, xe sang ồ ạt giảm giá bán
Trong bối cảnh sức mua sụt giảm, lượng
ô tô tồn kho ngàng càng tăng... các nhà sản xuất, đại lý phân phối ô tô tại Việt Nam tiếp tục lao vào cuộc đua giảm giá bán nhằm hút khách hàng và xả hàng tồn kho.
Cuộc đua giảm giá ô tô diễn ra trên diện rộng từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2020
|
Cuộc đua giảm giá ô tô diễn ra trên diện rộng từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2020, hàng loạt mẫu mã ô tô từ phổ thông đến xe sang, từ xe lắp ráp đến ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đều lần lượt
giảm giá bán. Một số mẫu mã xe của Hyundai, KIA, Toyota, Mazda, Ford... đặtc biệt là
VinFast giảm giá bán hàng chục triệu đồng. Trong khi đó, các mẫu xe nhập khẩu của Isuzu, BMW, Volkswagen... được giảm giá lên tới hàng trăm triệu đồng.
Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Bên cạnh nỗ lực giảm giá của các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, để kích cầu thị trường và giải quyết bài toán ô tô tồn kho ngàng càng tăng... Các thành viên thuộc Hiệp Hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã đề xuất phương án giảm một số loại thuế phí, trong đó có lệ phí trước bạ để “giải cứu ngành ô tô”, giúp các hãng xe tháo gỡ khó khăn.
Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước đến hết năm 2020
|
Cụ thể, Nghị định 70 được Thủ tướng Chính phủ ký bán hành có hiệu lực ngay từ ngày 28.6 đến 31.12.2020 quy định tính lệ phí trước bạ lần đầu với xe ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự được sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với các loại xe này quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP và các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chính sách này, được các nhà sanr xuất kinh doanh ô tô kỳ vọng sẽ góp phần vực dậy sức mua trên thị trường ô tô Việt Nam sau thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Bình luận (0)