Sau đây là 7 lợi ích được khoa học chứng minh khi thêm xà lách vào chế độ ăn của bạn.
Cung cấp chất chống ô xy hóa
Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Samantha Cassetty cho biết: Xà lách rất giàu chất chống ô xy hóa.
|
Chất chống ô xy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự phá hủy từ các gốc tự do. Cassetty cho biết các gốc tự do có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như ung thư, bệnh Alzheimer và cả bệnh tim.
Xà lách chứa một số chất chống ô xy hóa quan trọng - hai chén xà lách sống chứa 1,2 mg beta-carotene - tương đương với 150% nhu cầu hằng ngày, 38,4 mg vitamin C - chiếm gần một nửa nhu cầu hằng ngày, a xít chlorogenic và lutein.
Giúp chống lại bệnh tim
Chuyên gia dinh dưỡng Julie Stefanski, từ Học viện Dinh dưỡng & ẩm thực Mỹ, cho biết hàm lượng chất xơ cao của xà lách là một bổ sung có lợi cho chế độ ăn uống đặc biệt đối với người có nguy cơ mắc bệnh tim, theo Insider.
Chất xơ có thể giúp giảm cholesterol và thay đổi cách cơ thể hấp thụ đường, hạn chế tăng cân, từ đó tăng cường chức năng tim và giảm huyết áp.
Một chén xà lách nấu chín có 5,2 gram chất xơ, chiếm gần 1/5 nhu cầu hằng ngày.
Xà lách cũng chứa nhiều chất phytxochemical, hợp chất chống lại bệnh tim bằng cách giảm viêm trong cơ thể, chuyên gia Stefanski cho biết.
Thúc đẩy sức khỏe não bộ
Xà lách chứa một số chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe não bộ:
Axit béo omega-3: Chất này có thể giúp cải thiện trí nhớ và cải thiện hoạt động của não, nhờ tác dụng chống viêm trên não.
Sulforaphane: Đây là hợp chất chống lại tác hại của chứng viêm trong cơ thể. Giảm viêm có thể giúp tăng cường chức năng nhận thức.
Sắt: Sắt cũng rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ. Lượng sắt thấp, có thể dẫn đến khó tập trung do thiếu ô xy cung cấp cho não, từ máu. Bổ sung vitamin C cùng với sắt giúp hấp thụ sắt hiệu quả hơn, vì vậy hàm lượng vitamin C cao trong xà lách là một yếu tố quan trọng.
Cung cấp các khoáng chất quan trọng
Chuyên gia Stefanski cho biết: Nếu bạn không thích ăn rau, thì chỉ cần ăn xà lách đã có thể cung cấp cho bạn nhiều vitamin và khoáng chất dù chỉ ăn một lượng vừa phải.
Bổ sung đủ khoáng chất trong chế độ ăn uống là điều quan trọng để duy trì chức năng của xương, cơ, tim và não.
Có thể giúp chống lại ung thư
Xà lách chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư:
Chất chống ô xy hóa: Chuyên gia Cassetty nói, các chất chống ô xy hóa trong xà lách có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư vì căng thẳng ô xy hóa có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư. Đặc biệt, beta-carotene và lutein có thể giúp hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, theo Insider.
Sulforaphane: Chuyên gia Cassetty cho biết các hợp chất lưu huỳnh trong các loại rau họ cải như xà lách và bông cải xanh có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư. Một phân tích tổng hợp gồm 13 nghiên cứu cho thấy ăn nhiều rau họ cải giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
Chất xơ: Hàm lượng chất xơ cao trong xà lách - đặc biệt là chất xơ không hòa tan - có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nguyên nhân là do chất xơ đi qua đại tràng một cách nhanh chóng và có thể giúp loại bỏ các hợp chất gây ung thư.
Nguồn cung cấp vitamin K tuyệt vời
Chuyên gia Stefanski nói, xà lách là một trong những nguồn cung cấp vitamin K thực vật cao nhất.
Cung cấp đủ vitamin K giúp đông máu, hỗ trợ cơ thể chữa lành vết thương.
Có thể cải thiện tiêu hóa
Xà lách có chứa đường sulfoquinovose, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt sống trong ruột. Những vi khuẩn tốt này rất cần cho quá trình tiêu hóa và giúp giảm mức độ vi khuẩn có hại. Điều này rất quan trọng vì lượng vi khuẩn xấu cao có thể dẫn đến tiêu chảy và suy dinh dưỡng.
Chất xơ trong xà lách cũng bổ sung lượng lớn phân, có thể giúp giảm táo bón.
Tuy nhiên, để có được những lợi ích này, tốt nhất nên kết hợp xà lách với các loại thực phẩm lành mạnh khác như ngũ cốc thô, trái cây, rau và chất béo bổ dưỡng, theo Insider.
Bình luận (0)