Trong 2 ngày (22-23.11), tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao năng lực phòng ngừa bạo lực giới học đường, kỹ năng công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các trường phổ thông.
Không chỉ đánh đập mới là bạo lực
Bộ GD-ĐT khẳng định: Bạo lực giới trong trường học đang ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập và sức khỏe của học sinh. Một số thông tin đáng chú ý được đưa ra qua những khảo sát trên quy mô nhỏ (do Tổ chức Plan International Việt Nam thực hiện) như, 78% học sinh THCS ở Hà Nội từng trải qua bạo lực giới, và con số này ở học sinh THPT là 71%...
Theo một báo cáo quy mô lớn ở học sinh từ 11-17 tuổi ở khu vực Thái Bình Dương, 51% các em trai và 40% các em gái cho biết đã từng bị người khác “cố tình gây tổn thương”. Và các hình phạt về thể chất được báo cáo là một hình thức bạo lực giới học đường khá phổ biến trong khu vực (UNESCO, 2014). Các chuyên gia tại hội thảo, tập huấn đã chỉ ra rằng, không phải đánh dập mới là bạo lực trong trường học.
tin liên quan
Bạo lực học đường: Đừng bao giờ 'bỏ rơi' con em mình!Những vụ bạo lực học đường xảy ra trong thời gian gần đây đã làm dư luận xôn xao. Nhiều ý kiến bày tỏ sự lo ngại khi hiện tượng này được 'trị' nhiều lần nhưng không dứt...
Trên toàn thế giới, bạo lực giới trong trường học đang ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em và thiếu niên. Ước tính mỗi năm có tới 256 triệu trẻ em gái và trẻ em trai bị bạo lực ở trường học. Bạo lực giới ở trường không chỉ ảnh hưởng dến sức khỏe tâm lý của học sinh àm còn liên quan đến việc các em nghỉ học nhiều hơn, kết quả học tập kém hơn, thậm chí bỏ học, tự ti, trầm cảm, mang thai và bị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục…
Ở Việt Nam, hiện tượng bạo lực tuổi học đường, bạo lực giới vẫn còn xảy ra gây lo ngại cho các cơ quan, đơn vị và xã hội.
Các số liệu, nghiên cứu cho thấy vấn đề giới trong bạo lực với trẻ em gái ở trường học còn ít được quan tâm. Bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy trẻ em gái có nguy cơ bị bạo lực, quấy rối và lạm dụng tình dục cao hơn. Trong khi trẻ em trai dễ bị bạo lực thể chất một cách thường xuyên và nghiêm trọng, thì trẻ em gái thường sử dụng các hình thức bạo lực bằng lời nói hoặc bạo lực tâm lý.
Bộ công cụ giúp phòng ngừa bạo lực học đường
Bên cạnh việc tập huấn, trang bị những kiến thức cơ bản về công tác tư vấn tâm lý và kỹ năng tư vấn tâm lý cơ bản để đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường, bạo lực giới ở học sinh, sinh viên, hội thảo còn giới thiệu bộ công cụ mới giúp phòng ngừa bạo lực học đường tại Việt Nam.
Bộ tài liệu do trường ĐH Melbourne xây dựng với sự hỗ trợ của nhóm công tác khu vực về bạo lực giới ở trường học, gồm các hoạt động phù hợp với lưa tuổi theo những chủ đề quan trọng liên quan đến bạo lực giới và khuyến khích các mối quan hệ tôn trọng. Có nhiều hoạt động có thể sử dụng trong nhà trường và các môi trường giáo dục không chính thức khác, như học tập tại cộng đồng.
tin liên quan
Nhật cảnh báo tình trạng bạo lực học đường tăng cao kỷ lụcBộ Giáo dục Nhật Bản vừa đưa ra cảnh báo tình trạng bắt nạt ở bậc tiểu học, trung học đã tăng lên mức kỷ lục trong năm vừa qua. Những vụ bắt nạt này không chỉ ở nhà trường mà còn trên môi trường trực tuyến.
Bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) cho rằng, cần nhận thức rõ khía cạnh giới qua các hình thức bắt nạt, quấy rối khác bên trong và ngoài nhà trường.
"Nếu bỏ qua khía cạnh giới, chúng ta sẽ làm hạn chế ảnh hưởng của các nỗ lực nhằm giải quyết bạo lực học đường, đồng thời ngăn trở việc thực hiện một nền giáo dục chất lượng, toàn diện và bình đẳng cho mọi trẻ em.", bà Shoko nói.
Bên cạnh đó, theo bà Shoko Ishikawa, nếu không có định hướng giải quyết thái độ và cách ứng xử này của các em từ sớm, những thành kiến và sự phân biệt đối xử về giới sẽ trở thành chuẩn mực ứng xử của cả một thế hệ.
Bình luận (0)