80% game thủ webgame: tâm lý bốc đồng và mau chán

18/08/2014 14:00 GMT+7

80% người chơi đã bị cơn lốc “thức ăn nhanh” của webgame khiến cho ngày càng trở nên mù quáng và bốc đồng.

Một cuộc khảo sát tâm lý đặc biệt cho thấy gần 80% game thủ chơi webgame có tâm lý bốc đồng, dễ bị chán nản, lo lắng và gặp nhiều cảm xúc tiêu cực khác trong khi chơi, ảnh hưởng lớn đến quá trình chơi game lẫn cuộc sống bản thân. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tâm lý bốc đồng, thiếu kiên nhẫn của các game thủ?

Thị trường game phát triển quá nhanh dẫn đến người chơi thiếu kiên nhẫn 

Là một ngành khoa học công nghệ cao, sự phát triển của công nghiệp game được nhấn mạnh bởi một từ "nhanh chóng”. Do đó, các nhà sản xuất game cần liên tục giới thiệu sản phẩm mới nhằm theo kịp với tốc độ phát triển của công nghệ. Đối với các game thủ tiếp thu thụ động, dĩ nhiên là phải theo dõi sát quá trình phát triển, dùng tốc độ nhanh nhất để thích ứng với nhịp độ nhanh của ngành game, lại vừa phải theo kịp với xu hướng của thị trường chính thống để không bị "đào thải" bởi thời gian. Mặc dù mô hình phát triển nhanh chóng này có thể là cơ hội cho nhà sản xuất thu được nhiều lợi nhuận, nhưng đối với các game thủ, đó lại là một gánh nặng.

80% game thủ webgame có tâm lý bốc đồng và mau chán

Hãy thử tưởng tượng, người chơi mỗi ngày phải chạy theo từng trò chơi, phải luôn cập nhật các hoạt động, tính năng liên tục theo thời gian. Điều này có thể đáp ứng đầy đủ tâm lý hiếu kỳ của nhiều người chơi, nhưng dần dần họ chắc chắn sẽ theo không kịp tốc độ của chúng.

Các sản phẩm game cạnh tranh quá khốc liệt khiến game thủ không biết bắt đầu từ đâu

Để nổi bật trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, nhiều nhà sản xuất đã chuyển sang một loạt các sản phẩm mới nhằm thu hút sự chú ý của người chơi. Trong một khoảng thời gian ngắn, trên thị trường đột nhiên tràn ngập một số lượng lớn các sản phẩm game mới. Các thông tin về chúng gần như chiếm vị trí đầu trên tất cả các phương tiện truyền thông, gây hấp dẫn cho nhiều game thủ. Nhưng đa số người chơi khi đối mặt với nhiều sản phẩm game như thế chắc chắn sẽ không biết bắt đầu từ đâu. Một khi xu hướng này gia tăng nhanh, người chơi trong quá trình lựa chọn chắc chắn sẽ cảm thấy khó khăn, bực dọc, thậm chí là từ bỏ.

80% game thủ webgame có tâm lý bốc đồng và mau chán

Lấy ví dụ đơn giản, nếu phải đối mặt với rất nhiều sản phẩm game mới, chắc chắn bạn sẽ xem xét cực kỳ cẩn thận để tìm ra một sản phẩm phù hợp với mình. Nhưng nếu cùng một lúc có hàng chục loại sản phẩm cùng loại được đặt ở trước mặt bạn, bạn sẽ làm thế nào? Lúc này, bạn chỉ có thể chọn một trong số đó, nhưng khi trò chơi này không như sự mong đợi, chắc chắn bạn sẽ rất khó khăn khi thử một số sản phẩm khác. Một khi chu kỳ này lặp đi lặp lại, bạn sẽ  cảm thấy lo lắng, mệt mỏi và nóng nảy, chán chường.

Sự biến dạng của nền văn hóa "thức ăn nhanh" làm thay đổi tâm lý người chơi

Văn hóa "thức ăn nhanh" chính là một hiện tượng có ý nghĩa về tốc độ, chẳng hạn như xem các tác phẩm nổi tiếng chỉ nhìn phiên bản tinh gọn, muốn tìm hiểu một cái gì đó chỉ cần theo học một khóa học cấp tốc. Loại văn hóa này xuất hiện nhằm đẩy nhanh tốc độ cuộc sống của con người, là sản phẩm mà nhiều người mưu cầu trong khi theo đuổi danh lợi. Hiện nay thị trường webgame cũng xuất hiện một dị tật của nền văn hóa “thức ăn nhanh” khi dường như tất cả nhà sản xuất chỉ muốn sản phẩm game của mình "giành được chiến thắng" nhất thời trong mắt các game thủ. Họ dụ người chơi vào game rồi thu nhiều lợi nhuận nhưng về cơ bản, họ sẵn sàng bỏ qua các sản phẩm game ý nghĩa mang đậm bản sắc văn hóa.

80% game thủ webgame có tâm lý bốc đồng và mau chán

Nhìn chung trong môi trường xã hội hiện nay, theo xu hướng phát triển của hệ thống kinh tế, thông tin và sản phẩm hàng hóa bùng nổ của thị trường, gần như tất cả các giá trị xã hội chính đều hướng theo mục tiêu thương mại hóa mà tiến lên thì đương nhiên, thị trường webgame cũng không ngoại lệ. 80% người chơi đã bị cơn lốc “thức ăn nhanh” khiến cho ngày càng trở nên mù quáng và bốc đồng. Nếu các doanh nghiệp game vẫn chưa giải quyết được vấn đề tâm lý của người sử dụng, có lẽ cuối cùng người chịu nhiều thiệt hại nhất chính là họ! 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.