Trong 2 ngày 20 - 21.12, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp Ủy ban trọng tài thương mại Hàn Quốc (KCAB) tổ chức hội thảo “Giao dịch M&A: Nhận diện rủi ro pháp lý, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp” tại TP.HCM.
Ông Trần Du Lịch, Phó chủ tịch VIAC cho biết, thị trường M&A Việt Nam đã trải qua một thập kỷ sôi động, nhiều cơ hội. Song bên cạnh đó, đã xuất hiện một số rủi ro trong quá trình mua bán sáp nhập, đặc biệt là các rủi ro về pháp lý. “Theo quan sát của chúng tôi, những rủi ro trong quá trình M&A liên quan pháp lý ngày một nhiều hơn và là một trong những nguyên nhân chính, trực tiếp gây đổ bể thương vụ hoặc thậm chí kéo dài các kiện tụng ồn ào và tốn kém nhiều cho nhà đầu tư, doanh nghiệp sau đó”, ông Trần Du Lịch nhấn mạnh.
tin liên quan
Nhà đầu tư Trung Quốc tăng M&A doanh nghiệp ViệtĐồng quan điểm với ông Nghĩa, nhiều ý kiến cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, hấp dẫn nhất trong M&A là công ty nhà nước nên nhiều nhà đầu tư đôi khi xem xét hồ sơ giấy tờ sở hữu liên quan tài sản còn sơ sài.
Còn ông Trương Nhật Quang, luật sư của Công ty Luật TNHH YKVN, người có kinh nghiệm nhiều trong các thương vụ mua bán sáp nhập, thông tin, các rủi ro trong mua bán sáp nhập và các tranh chấp chủ yếu tập trung giao dịch mua cổ phần các công ty không phải đại chúng. Theo đó, rủi ro thường xoay quanh: quyền sở hữu đối với cổ phần và chất lượng công ty mục tiêu, vi phạm cam đoan và đảm bảo, giá mua và điều chỉnh giá, vi phạm hợp đồng…
Ngoài ra, theo ông Quang, dù trọng tài có nhiều ưu thế đến đâu, thì các thủ tục để tiến hành đòi bồi thường thiệt hại nếu xảy ra tranh chấp cũng đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Điều đáng lưu ý trong mua bán sáp nhập là đa số các mâu thuẫn xảy ra do luật pháp Việt Nam và quốc tế có những quy định khác nhau, hợp đồng mua bán được điều chỉnh bởi luật pháp Việt Nam hay nước ngoài cần thể hiện rõ. Thứ nữa, thủ tục đòi bồi thường thiệt hại cũng hết sức quan trọng. Hình thức thông báo đòi bồi thường nếu làm đúng các bước thủ tục, thông báo đúng mẫu vẫn có hiệu quả cao hơn nhiều. Tỷ lệ thành công có thể lên đến 90% với các thông báo đòi bồi thường làm đúng hình thức thủ tục.
Tại Hội thảo, ông Kwon Heehwan cũng giới thiệu một số thay đổi trong khung pháp lý về hoạt động trọng tài Hàn Quốc trong năm nay. Ý kiến chung của nhiều luật sư trong và ngoài nước đều cho rằng, phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài là tiên tiến và hiệu quả hơn nhiều so với chọn đưa nhau ra tòa.
Bình luận (0)