ACB đạt lợi nhuận hợp nhất 9 tháng đầu năm 13.500 tỉ đồng

21/10/2022 14:53 GMT+7

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) công bố lợi nhuận hợp nhất tính đến 30.9 đạt 13.500 tỉ đồng, tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ và đã hoàn thành hơn 90% kế hoạch đề ra đầu năm.

Tại báo cáo quý 3 vừa được ACB công bố, phân phối bảo hiểm qua ngân hàng góp tỷ trọng lớn trong thu nhập phí dịch vụ của ngân hàng, doanh số bán bảo hiểm luôn thuộc top đầu thị trường, Với kết quả kinh doanh tăng trưởng cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tiếp tục nằm trong top dẫn đầu thị trường, lên trên mức 27%.

Ngân hàng số ACB ONE có đóng góp không nhỏ vào kết quả kinh doanh

tx

Tỷ lệ nợ xấu trong quý 3 của ACB được đảm bảo ở mức 1%. Danh mục tín dụng với tập trung chủ yếu vào mảng bán lẻ với tỷ lệ lên đến 94%. Có tới 98% các khoản vay đều có tài sản đảm bảo và tỷ lệ khoản vay trên giá trị (LTV) bình quân danh mục liên tục duy trì trên 52%. Về đầu tư, ACB có danh mục đầu tư lành mạnh, không bao gồm trái phiếu doanh nghiệp và dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Do đó, hoạt động của ACB không bị ảnh hưởng bởi một số quy định gần đây liên quan đến bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.

Tính thanh khoản cũng như năng lực tài chính của ACB nằm trong nhóm các ngân hàng thương mại dẫn đầu thị trường với tỷ lệ cấp dư nợ tín dụng trên vốn huy động (LDR) đạt mức 83%, đảm bảo tuân thủ tỷ lệ thanh khoản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tính đến hết quý 3, tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 riêng lẻ của ACB đạt 12% và 12.5%, vượt xa yêu cầu tối thiểu 8% của NHNN, dự trữ đủ đệm vốn an toàn cho tình hình hoạt động bình thường và khi thị trường căng thẳng. Hiện nay, ACB được NHNN xếp hạng cao nhất khi đánh giá theo phương pháp CAMEL.

Ngoài ra, ngân hàng số ACB ONE có đóng góp không nhỏ vào kết quả kinh doanh của ACB. Để giúp khách hàng yên tâm và an toàn giao dịch qua hệ sinh thái số của ngân hàng, ACB đang xây dựng các mô hình quản lý rủi ro phù hợp cho việc quản lý và giám sát hiệu quả rủi ro về tài sản số trong công cuộc chuyển đổi số, quản lý những rủi ro phát sinh từ sản phẩm công nghệ số của ngân hàng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.