Theo South China Morning Post, Alibaba công bố sáng kiến A100 để cung cấp cho doanh nghiệp thuộc mọi quy mô giải pháp tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số, bao gồm việc triển khai công nghệ, quy trình và hoạt động. Nhờ đó, doanh nghiệp truyền thống có thể thay đổi về cơ bản và hoàn thiện cách thức hoạt động.
Các hãng đầu tiên tham gia A100 sẽ là đối tác và nhân tố hiện thời trong hệ sinh thái của Alibaba, chẳng hạn như Starbucks, nền tảng giao thực phẩm Ele.me, siêu thị Freshippo, Tmall, Taobao Marketplace và Alipay.
tin liên quan
Xu hướng mua nhà đất cũ, giá rẻ online ở Trung QuốcDaniel Zhang, CEO Alibaba, cho hay doanh nghiệp nhận thức thế giới lớn hơn nhiều bên ngoài mảng “bán lẻ mới” nhờ kỷ nguyên kỹ thuật số. Alibaba cho rằng tất cả doanh nghiệp đều cần cách hoàn toàn mới để vận hành. Vì thế, chương trình A100 nhằm cung cấp giải pháp số hóa cho rất nhiều doanh nghiệp, và được thúc đẩy bởi Hệ Điều hành Alibaba, cơ sở hạ tầng công nghệ cao đứng sau tất cả doanh nghiệp của hãng.
“Với hơn 600 triệu người dùng hằng tháng và gần 30 đơn vị kinh doanh chuyên dịch vụ doanh nghiệp từ bán lẻ kỹ thuật số, thanh toán di động cho đến tiếp thị kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng IT, Alibaba là đối tác hàng đầu cho doanh nghiệp Trung Quốc và trên thế giới muốn kiếm tiền từ sự tiêu thụ gia tăng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc”, ông Zhang cho hay.
Sáng kiến này là dẫn chứng mới nhất cho thấy Alibaba nỗ lực trở thành doanh nghiệp internet lớn Trung Quốc, tập trung vào việc phục vụ nhiều khách hàng doanh nghiệp thông qua công nghệ mới như điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI).
Tháng 10.2018, Tencent, hãng có 2/3 doanh thu từ trò chơi trực tuyến và mạng xã hội, công bố tái cấu trúc hoạt động để tập trung nhiều hơn vào internet công nghiệp và sự chuyển đổi kỹ thuật số của kinh tế Trung Quốc. Tencent muốn các ngành công nghiệp nước nhà kết nối với nhau, cải thiện chuyên môn, dịch vụ.
Gần đây, Alibaba cũng mở rộng hoạt động từ thương mại điện tử sang các ngành dịch vụ theo nhu cầu địa phương. Cơ sở hạ tầng công nghệ Alibaba bao gồm mảng bán hàng, logistics, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thanh toán, tiếp thị và một loạt dịch vụ hỗ trợ được cung ứng bởi điện toán đám mây. Theo IDC, chi tiêu dịch vụ, công nghệ để chuyển đổi sang kỹ thuật số của giới doanh nghiệp toàn cầu sẽ đạt 1.970 tỉ USD đến năm 2022.
Bình luận (0)