Những đứa trẻ của…rác
Bãi rác lớn nhất thế giới, theo Daily Mail, là nơi tập kết của khoảng 20.000 tấn rác mỗi ngày. Cũng tại đây, khoảng 2.000 người luôn chờ đợi những chiếc xe rác trở về hòng mong kiếm được thứ gì có thể sử dụng và bán kiếm tiền.
“Chúng tôi sống như những loài vật. Khi tôi cần tiền để mua cho con trai một đôi giày, một bộ đồng phục, tôi phải lục lọi từ những thùng rác như con chuột”, Cristobal Cortez, người đã gắn bó cả cuộc đời với rác chia sẻ.
Những đứa trẻ sinh ra ở khu rác của 21 triệu người cũng đã quen với cuộc sống đầy mùi nhơ bẩn. Hàng ngày, chúng theo người lớn trèo lên những núi rác để bới tìm mọi thứ miễn sao có thể bán được kiếm tiền. Thậm chí, có những đứa ra ngay từ khi chào đời thì số phận đã nằm trên rác.
Từ khi sinh ra đến nay, các em chưa biết đến thế giới bên ngoài
Carlon, 9 tuổi là một trong những đứa bé may mắn sống sót sau khi bị bỏ rơi ở một thùng rác ở thành phố Mexico. Sau khi được tìm thấy ở bãi rác này, em đã được nuôi nấng và lớn lên giữa vô vàn những thứ bẩn thỉu.
“Mọi thứ cháu có đều bắt nguồn từ rác”, Carlon ngậm ngùi bày tỏ sau khi trèo lên đống rác cao 25 mét để tìm thấy đồ ăn và quần áo cũ.
Maria Torres, 5 tuổi và em gái Leslie, 3 tuổi từ khi sinh ra đến nay cũng chưa hề biết đến thế giới bên ngoài. Những thứ mà các em biết đến chỉ là rác.
Họ bới móc từ những bịch rác lớn hòng kiếm được thứ gì để bán kiếm tiền
Thế giới của rác không bình yên
Mỗi ngày, những người mò mẫm ở bãi rác kiếm được khoảng 2 đô la bán được từ các loại chai lọ và kim loại. Dĩ nhiên, để có được số tiền ít ỏi đó, có lúc họ phải tranh giành nhau trên từng “tấc rác”.
Rất nhiều người trong số họ không hề biết đọc, biết viết. Họ đã bắt đầu học chữ từ những chiếc điện thoại mà họ nhặt được từ đống rác.
“Tôi không thể đọc hay viết vì vậy đây là công việc duy nhất tôi có thể làm. Các con của tôi phải giúp tôi kiếm tiền hơn là đi học. Tôi không biết làm thế nào để chúng thoát khỏi nơi đây. Thực sự đó là một vòng luẩn quẩn.
Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước ở bãi rác lớn nhất thế giới
Cuộc sống của những người dân này không hề bình yên như chúng ta tưởng. Ở đây, có cả những người đứng đầu bãi rác và đưa ra quy định về việc nhặt rác như chỉ được nhặt rác nhựa, không được phép nhặt rác kim loại…Đặc biệt, có một khoản chi phí mà những người khác phải nộp cho họ mỗi tháng gần 7 USD và nếu chống đối sẽ bị đánh đập cũng như cấm nhặt rác trong một thời gian nhất định.
tin liên quan
Cậu bé sống giữa bãi rác và hành trình tìm mẹ cha khắp Sài GònNăm lên 7 tuổi, trong một lần đi chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, TP.HCM), cậu bé Nguyễn Thế Hoàng bị lạc cha mẹ tại đây. Từ đó, Hoàng lớn lên ở bãi rác rồi trôi nổi qua các khu chợ, gầm cầu…
Bà Beatriz Romero, 60 tuổi cùng con gái Carla, 23 tuổi vì không có đủ khả năng nộp “thuế rác” nên chỉ có thể nhặt nhạnh ở phía ngoài bãi rác.
Một người dân nơi đây đã chia sẻ trên Daily Mail rằng “người ăn xin không có quyền lựa chọn” khi nói về cuộc sống trên bãi rác của họ.Và khi bãi rác còn tồn tại thì họ còn mưu sinh trên những thứ hôi thối nhất của cuộc sống.
Với họ, bãi rác là nơi duy nhất mà họ có thể mưu sinh
Bình luận (0)