Ông Thịnh cho biết, khi mình bị ám sát hụt, ông đã nghĩ đến 3 người có khả năng cho
sát thủ giết mình.
Ám ảnh về sát thủ kề bên
Ông Thịnh cũng cho biết mình rất lo lắng: "Khi tôi từ Bệnh viện Bà Rịa chuẩn bị chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy, tôi mới báo với mọi người là mình bị bắn nhưng nói đang ở Bệnh viện Bà Rịa. Tôi sợ nếu sớm biết tôi còn sống sót, sát thủ sẽ quay lại làm cho xong công việc”.
Sau khi phẫu thuật vết thương xong, ông Thịnh được đưa về phòng điều trị. Lúc này, xung quanh nạn nhân lúc nào cũng có nhiều người thân, chưa kể lực lượng công an.
Nhưng nỗi ám ảnh về một “sát thủ thực sự” đang ở rất gần đâu đó ngay trong bệnh viện, ông Thịnh đã không dám mổ lấy viên đạn đang ở trong cổ mình.
“Khi mổ lấy viên đạn thì tôi sẽ rơi vào tình trạng hôn mê thì cơ hội sát thủ ra tay giết mình rất dễ. Vì vậy, tôi đã chọn phương án xuất viện. Tôi đã cho người đưa xe ô tô riêng để cách bệnh viện khoảng một trăm mét. Đợi lúc người thân tôi đi trả viện phí, tôi nhờ công an và anh em thân tín dìu mình ra xe. Chính tôi tự gắng gượng lái xe để quan sát cho dễ việc có ai bám theo không”, ông Thịnh kể.
Để đề phòng sự cố xảy ra, trên đường đi, ông Thịnh không dám cho xe chạy trước và sau các xe container. Khi chạy về đến công ty của mình, ông Thịnh mới biết mình đã an toàn.
Công an đang khám nghiệm hiện trường vụ việc ông Phạm Đức Thịnh bị một sát thủ bịt mặt nổ súng bắn gục Ảnh: Nguyễn Long
|
Chủ nợ dọa "xử" từ trước
Ông Thịnh cho biết, trước khi mình bị bắn, đã có thông tin được tung ra là ông Thịnh làm đơn tố cáo một danh sách 10 "giang hồ Hải Phòng" làm ăn phi pháp ở huyện Tân Thành. Từ việc này, một tay giang hồ ở Tân Thành đã hăm dọa “xử” ông Thịnh
Tiếp đó, theo ông Thịnh, một chủ nợ từ TP.HCM xuống công ty ông đòi nợ và cũng hăm dọa giết ông Thịnh.
Ông Thịnh nói: " Người ta cố tình tạo tình huống cho tôi có nhiều mâu thuẫn xã hội. Chính vì thế, khi tôi bị bắn chết thì người ta sẽ cho rằng trong thời gian qua tôi sống không tốt với anh em nên bị xử…".
Ông Thịnh kể: “Lúc tôi hay tin công an đã thu giữ được quần áo, xe máy nghi của hung thủ gần hiện trường thì tôi biết đó là ai, nhưng tôi đang nằm bệnh viện nên không dám nói với Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu".
“Công an nói tôi không hợp tác là vậy. Tôi sợ lúc mình trong bệnh viện mà nói ra sẽ bị giết nên đành im lặng. Đợi sức khỏe ổn định, tôi quyết định báo cho công an”, ông Thịnh giải thích việc không hợp tác khai báo hung thủ với công an.
Theo ông Thịnh, sau đó chính ông đã chủ động trình báo những nghi ngờ của mình cũng như cung cấp địa chỉ, nhân thân của Trần Hữu Thịnh cho công an.
Bình luận (0)