Ẩm thực Việt Nam trong sợi gạo

11/05/2016 08:00 GMT+7

Đã là người Việt Nam, dường như ai cũng quen thuộc với gạo. Bữa ăn đầu đời của đứa trẻ nào cũng là cháo, rồi làm quen dần với cơm và sau này là các loại sợi gạo. Cơm là thành phần quen thuộc trong mỗi bữa ăn.

Thế nhưng, với gia đình Việt Nam hiện đại, đến cuối tuần hay khi có thời gian nghỉ ngơi, lại là dịp cho cả nhà đổi món. Những món ăn từ sợi gạo như phở, bún, hủ tiếu luôn được ưu tiên hơn cả.
Phở, bún, hủ tiếu: Những món ăn quốc hồn quốc túy
Nói về món ăn sợi gạo đặc trưng của miền Bắc thì phải kể đến phở. Thứ nguyên liệu được làm từ bột gạo lên men rồi hấp chín, cắt sợi này đi kèm với nước hầm trong suốt với vô số nguyên liệu cầu kỳ giờ không chỉ là món ăn thông thường nữa mà trở thành đại diện cho nền ẩm thực Việt với thế giới. Để có một tô phở ngon, phải bắt đầu từ bánh phở. Bánh phở chuẩn cần có độ dày vừa phải, màu trắng đục, mặt ngoài láng đều, có vị bùi, ngọt như cơm và có độ dai, dẻo. Theo thời gian, ngoài cách chế biến bánh phở truyền thống, chúng ta còn có những món ăn khác như phở xào, phở chiên… Dù cách chế biến có khác nhau thì bánh phở vẫn chỉ có một tiêu chuẩn.
Với bún, một nguyên liệu sợi gạo khác, lại nổi danh với món bún bò đặc trưng xứ Huế. Gắn liền với Huế nhưng có lẽ chính người Sài Gòn mới mang món ăn này phổ biến rộng rãi như bây giờ. Nước dùng nấu bún bò Huế phải có ruốc thì mới ra được mùi vị đậm đà của nó. Ở Sài Gòn, người ta sử dụng loại bún cọng lớn, to bằng đầu đũa để phục vụ cho món ăn ở tận miền Trung và đôi lúc nó còn hợp hơn cả loại bún cọng nhỏ đang được sử dụng cho món bún bò ở xứ Huế.
Riêng người dân Nam bộ lại quen thuộc với tiếng gõ lách cách khắp hang cùng ngõ hẻm của xe hủ tiếu gõ. Dạo quanh Sài Gòn, chúng ta rất dễ bắt gặp một quán hủ tiếu trên đường phố hoặc chỉ một xe đẩy nhỏ nghi ngút khói và mùi thơm ở đầu hẻm. Với bản tính dễ chịu, người Nam bộ đã biến tấu rất nhiều phiên bản khác nhau từ món ăn bình dân này. Sợi hủ tiếu mềm mềm, dai dai, thoảng hương gạo khiến người ăn có cảm giác ngon miệng hơn khi các cơ miệng phải hoạt động nhiều.
Qua thời gian, ẩm thực ba miền đã dần xích gần lại hơn, xóa bỏ ranh giới vùng miền và phát triển hơn với các loại phở, bún, hủ tiếu ăn liền, đáp ứng nhu cầu nhịp sống hiện đại. Tùy vào khẩu vị và sở thích của từng người mà các món ăn này cũng có sự điều chỉnh công thức chế biến nhưng thành phần chính là sợi gạo thì vẫn không thay đổi.
Món ăn yêu thương kết nối cả gia đình
Chẳng vô cớ mà các bà mẹ ưu tiên chọn các loại sợi gạo để đổi món cho cả gia đình trong những ngày chán cơm. Những món ăn từ sợi gạo mang trong nó sự tinh tế của ẩm thực Việt. Đằng sau những công thức, bí quyết tưởng như đơn giản ấy là triết lý cân bằng âm dương hoàn hảo. Sợi gạo đại diện cho tính hàn (âm), chan thêm nước dùng nóng hổi là dương với các loại gia vị và rau ăn kèm là những yếu tố còn lại của ngũ hành.
Bên cạnh đó, hầu hết các loại sợi gạo như bánh phở, bún, hủ tiếu đều được để lên men trước khi chế biến nên các món ăn không những dễ tiêu hóa mà còn kích thích vị giác hơn. Với khả năng cung cấp hàm lượng năng lượng, protein cao từ gạo kết hợp với các thành phần nấu nước dùng, những món ăn từ sợi gạo vẫn là lựa chọn tuyệt vời nhất cho bất cứ bữa ăn nào.
Với các thành viên trong gia đình, chẳng ai có thể từ chối các món ăn sợi gạo này, từ già đến trẻ, từ người có khẩu vị đơn giản hay kén chọn. Những món ăn đơn giản với những nguyên liệu đơn giản lại gắn kết được nhiều thế hệ, nhiều khẩu vị trong gia đình, cùng ngồi lại thưởng thức những dư vị bên trong. Nên chăng gọi các món ăn sợi gạo này là những món ăn gắn kết yêu thương, những sợi gạo này là những sợi yêu thương, sợi kết nối.
       
Cùng một tình yêu sợi gạo quê hương, Acecook Việt Nam đồng hành cùng hành trình “Tôi yêu sợi gạo Việt Nam” lan tỏa những giá trị tình thân và giá trị kết nối trong từng sản phẩm sợi gạo ăn liền.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.