Câu chuyện bà mẹ chồng yêu thương con dâu đến mức lấy tên cô đặt làm tên quán ăn của gia đình ở TP.HCM đã khiến nhiều người thay đổi cái nhìn không mấy thiện cảm về mối quan hệ "mẹ chồng nàng dâu".
Chuyện mẹ chồng, nàng dâu xưa nay vốn đã là mối quan tâm hàng đầu với những cô gái trẻ sắp kết hôn và cũng là nỗi đau đầu với những bà mẹ chồng chuẩn bị đón dâu mới. Làm sao để hòa hợp và tháo gỡ bớt những mâu thuẫn khi sống chung với mẹ chồng?
VIDEO: Đi ăn cháo vịt nghe kể chuyện 'mẹ chồng nàng dâu' - Thực hiện: Lưu Trân
Quán cháo vịt nằm khuất sâu trong con hẻm nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách Ảnh: Lưu Trân
Mối bận tâm này lại càng được dịp rầm rộ hơn khi gần đây, bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” kể về bà mẹ chồng khó tính và cô con dâu “không phải dạng vừa đâu” đang làm mưa làm gió trên sóng truyền hình.
Làm báo là một nghề căng thẳng. Đối với nữ, mức độ căng thẳng có phần hơn các đồng nghiệp nam bởi bên cạnh làm báo, các nàng còn phải... làm dâu nữa.
Thế rồi, giữa bao nhiêu mối quan hệ gia đình cơm không lành, canh không ngọt khiến người ta nơm nớp lo sợ việc “làm dâu” thì câu chuyện bà mẹ chồng lấy tên con dâu đặt cho quán ăn của mình bỗng thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.
Đến Sài Gòn, nghe nhiều người giới thiệu về món bánh mì thịt nướng đã từng được trang mạng concierge.com của tạp chí du lịch Mỹ Condé Nast Traveler vinh danh là một trong 12 món ăn đường phố ngon nhất thế giới… Tôi quyết tâm phải thưởng thức bằng được.
Họ tò mò có, ganh tị có và ngưỡng mộ cũng có… Bởi, đâu phải ai cũng may mắn có được mẹ chồng hòa hợp và yêu thương con dâu như con gái ruột của mình.
Bên cạnh hương vị thơm ngon của món ăn thì mối quan hệ hòa thuận giữa chủ quán và con dâu cũng khiến nhiều thực khách yêu thích quán cháo vịt này Ảnh: Lưu Trân
Chị Kim Duyên (36 tuổi, con dâu bà Vân) vui vẻ cho biết: "Ngay từ những ngày đầu về làm dâu, Duyên đã được coi như con gái. Mẹ thường chỉ bảo từng lời ăn tiếng nói, cách cư xử. Mẹ thì không khó tính, nhưng lại hay nói thẳng nên có chuyện gì là nói luôn. Duyên phục và thương mẹ lắm”.
Thật ra con dâu thì cũng là con gái mình mà. Nghe cái tên Bé Ba nó thân thương, nhớ cái thời tui còn ở dưới quê, rồi cái thời mới về nhà chồng tui cũng như con dâu tui bây giờ. Mình thương con thì con nó mới thương mình. Phân biệt đối xử mà làm gì, cũng tội con tội cháu thôi
Bà Vân chia sẻ
Chị Duyên cũng nói thêm, mọi người thường cho rằng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không mấy suôn sẻ, nhưng với bản thân chị thì khác. Ngày mới về làm dâu, chỉ lo mình vụng về lại thẳng tính, không biết có hợp với mẹ không?
Rồi chị lại nghĩ, mình cứ sống chân thật như những gì mình có, chắc rồi mọi người sẽ hiểu và thông cảm. Mỗi khi vợ chồng có chuyện khúc mắc, chị thẳng thắn nhờ mẹ hòa giải. Mẹ đẻ ở xa và cũng đau yếu luôn nên công việc gia đình Duyên đều nhờ cậy cả vào mẹ chồng.
Quán ăn của 2 người phụ nữ trong câu chuyện trên là một quán cháo vịt, nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM). Đi từ đầu hẻm, người ta đã nghe thấy tiếng chặt vịt đều tay của bà chủ quán xen lẫn tiếng gọi: “Bé Ba ơi, bưng đồ ăn cho khách nè con”.
Ghé quán vào buổi chiều tối, phía trên tủ kính là những thân vịt căng tròn, bóng mỡ được treo sát nhau khiến thực khách khó có thể rời mắt. Mùi thơm lừng từ nồi cháo vịt đang sôi sùng sục, cộng thêm mùi mắm gừng cũng làm nhiều người không khỏi “đánh trống bụng”.
Bà Thanh Vân (70 tuổi, chủ quán) thoăn thoắt múc cháo, chặt vịt để phục vụ khách. Cứ nhìn cái cách bà sử dụng dao thì biết, chặt vịt chẳng phải cứ quen tay là làm được, mà còn đòi hỏi bao nhiêu kỹ năng, sự tinh tế và sự tập trung.
Đĩa gỏi vịt với thành phần gồm su trắng, rau muống chẻ, bắp chuối, rau thơm đúng kiểu miền Tây Ảnh: Lưu Trân
Theo lời bà Vân, toàn bộ nguyên liệu từ hành phi, đậu phộng rang, đồ chua cho đến nước mắm gừng đều do gia đình tự chuẩn bị. Vịt cũng được chọn lọc những phần ngon và nạc nhất dành cho khách kêu món luộc, phần cổ và cánh vịt được chặt riêng để nấu bún măng.
Đĩa thịt vịt "chất lượng" có giá 90.000 đồng của quán Bé Ba Ảnh: Lưu Trân
Bí quyết làm nên hương vị của món ăn chính là thứ nước chấm đậm màu hổ phách, vài lát tỏi cùng vị chua của vài lát cóc non hòa quyện vào càng tăng thêm sự kích thích vị giác.
Có một điểm thú vị nữa chính là những nhân viên tại quán đều là người trong gia đình, các cô chú dù ở độ tuổi ngoài 60, nhưng mỗi lần khách gọi món gì, yêu cầu gì, họ đều nhanh nhẹn và vui vẻ phục vụ.
Cô hỏi tôi rằng cô nghĩ vậy có đúng hay không, khi từ chối gả con cho một thanh niên được giới thiệu là “hiền như cục đất”.
Khi chúng tôi hỏi lý do tại sao lấy tên con dâu đặt cho quán ăn, bà Vân điềm đạm: “Thật ra con dâu thì cũng là con gái mình mà. Nghe cái tên Bé Ba nó thân thương, nhớ cái thời tui còn ở dưới quê, rồi cái thời mới về nhà chồng tui cũng như con dâu bây giờ. Mình thương con thì con nó mới thương mình. Phân biệt đối xử làm gì, ội con tội cháu”.
Cháo vịt Bé Ba, tên quán cũng chính là tên cô con dâu của bà chủ Ảnh: Lưu Trân
Theo chia sẻ của bà Vân, mỗi ngày quán bán được trên 30 con vịt Ảnh: Lưu Trân
Gạo được chủ quán rang sơ quan 1 lần để tạo mùi thơm và không bị quá nát khi nấu cháo Ảnh: Lưu Trân
Nói đoạn, bà Vân lại quay sang múc cháo, trộn gỏi cho bàn có 5 khách mới vào. Chẳng hiểu vì lẽ gì, khi nhìn thấy ánh mắt âu yếm cùng tiếng gọi của bà Vân dành cho cô con dâu, tôi lại thấy ấm lòng đến lạ.
Cảm giác như trong tôi vỡ ra bao điều, bởi câu nói của người phụ nữ ở cái tuổi xế chiều kia “mình muốn thành người quan trọng, được yêu thương thì trước tiên phải biết thương yêu người khác đã”…
Bình luận (0)