Báo chí Ấn Độ dẫn nguồn từ Bộ Tài chính thông báo rằng thuế xuất khẩu được áp dụng vào ngày 25.8.2023 sẽ có hiệu lực cho đến ngày 16.10.2023. Đây là động thái làm giảm thêm lượng xuất khẩu cũng như thúc đẩy giá gạo toàn cầu tăng thêm.
Hiện giá gạo thế giới đã tăng khoảng 20% lên mức cao nhất 15 năm qua (kể từ năm 2008) và nhiều người tin rằng việc áp thuế này càng làm cho cơn sốt giá cao trên toàn cầu càng trở nên gay gắt.
Reuters cho biết: Ấn Độ xuất khẩu 7,4 triệu tấn gạo đồ vào năm 2022.
Ấn Độ, nguồn cung gạo lớn nhất thế giới với 40% thị phần đã ban bố lệnh cấm xuất khẩu gạo vào ngày 20.7.2023. Đầu tuần này Bloomberg lại đưa tin Ấn Độ sẽ áp thuế đối với gạo đồ xuất khẩu. Thông tin này sau đó được đại diện Chính phủ Ấn Độ phủ nhận, tuy nhiên đến hôm nay thì lệnh cấm chính thức được công bộ.
Thị trường gạo đối mặt khó khăn mới vì Ấn Độ áp thuế xuất khẩu gạo
Một số tờ báo Ấn Độ cho biết thêm: Chính phủ đã áp đặt mức thuế 20% đối với việc xuất khẩu gạo đồ, một động thái nhằm duy trì đủ lượng gạo dự trữ trong nước và kiểm soát giá trong nước. Bộ Tài chính thông báo rằng thuế xuất khẩu được áp dụng vào ngày 25.8.2023 sẽ có hiệu lực cho đến ngày 16.10.2023. Sẽ miễn thuế đối với gạo đồ nằm tại cảng, hải quan chưa được cấp LEO (cho phép xuất khẩu) có chứng từ (LC) hợp lệ trước ngày 25.8.2023.
Với lệnh hạn chế này, Ấn Độ hiện đã áp đặt các hạn chế đối với tất cả các loại gạo non-basmati.
Các chuyên gia nhận định ngoài tác động trực tiếp của lệnh cấm lên thị trường lúa gạo khi mà nguồn cung giảm, giá sẽ tiếp tục tăng mạnh. Bên cạnh đó nó còn tạo tâm lý dây chuyền đến một số nguồn cung khác, đặc biệt khi mới đây một số nguồn đáng tin cậy cho hay Myanmar có kế hoạch tạm dừng xuất khẩu gạo đến ngày 15.10.2023.
Bình luận (0)