Nhìn biểu hiện bề ngoài thì quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan cũng như giữa Trung Quốc và Nhật Bản hiện đều trong tình trạng nghịch lý.
>> Trung - Nhật 'đấu khẩu' việc Tokyo cho phép gửi quân ra nước ngoài
Nụ cười của Thủ tướng Shinzo Abe trong ngày Hạ viện Nhật Bản thông qua dự luật cho phép
quân đội nước này tham chiến ở nước ngoài - Ảnh: Reuters |
Ấn Độ và Pakistan vừa cáo buộc lẫn nhau gây ra các vụ đụng độ ở khu vực Kashmir. Mới đây thôi, thủ tướng hai nước đã gặp nhau, thỏa thuận thúc đẩy quan hệ song phương và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi còn nhận lời mời sang thăm Pakistan.
Trung Quốc và Nhật Bản vẫn duy trì tiếp xúc, chuẩn bị cho chuyến thăm Bắc Kinh tới đây của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong khi giữa 2 nước vẫn tồn tại tranh chấp chủ quyền. Hạ viện Nhật Bản vừa thông qua luật sửa đổi hiến pháp cho phép mở rộng hoạt động của Lực lượng phòng vệ bên ngoài phạm vi lãnh thổ nước này.
Thậm chí, đã xuất hiện khả năng Nhật tiến hành tuần tra ở Biển Đông, nơi có một số đối tác của nước này bị Trung Quốc đẩy mạnh tranh chấp.
Nghịch lý này không đến nỗi vô lý và cái lý ở đây nằm sâu xa trong lợi ích của các bên liên quan. Họ luôn bị giằng xé giữa bế tắc trong giải quyết những trắc trở lâu nay và sự cần thiết phải hợp tác, ít nhất thì cũng bình thường với nhau, giữa tình cảm và lý trí.
Các bên có nhận thức chung rằng dẫu bất hòa đến mấy thì cũng vẫn phải duy trì tiếp xúc, đối thoại và hợp tác, không vì căng thẳng cũ cũng như mới mà đổ vỡ quan hệ, đồng thời phải thúc đẩy quan hệ trong bối cảnh bất hòa còn tồn tại dai dẳng. Nhìn nhận như thế thì sẽ thấy cả hai cặp quan hệ song phương này hiện tại cũng như trong tương lai còn trắc trở nhưng đều sẽ dần tiến triển chứ không thụt lùi.
Bình luận (0)