Vụ hỏa hoạn thiêu rụi hơn 30 xe máy ở Khu tập thể Bộ Giáo dục - Đào tạo, ở 187 phố Giảng Võ (Hà Nội) sáng 5.6 hiện vẫn được các cơ quan chức năng tích cực điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Đi tìm hiểu về công tác phòng ngừa cháy nổ trong các nhà, hầm để xe cho thấy, nhiều chung cư phớt lờ nội quy phòng cháy.
Ghi nhận của Thanhnien Online ở các khu nhà tái định cư Nam Trung Yên (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) cho thấy, tầng 1 của khu nhà chủ yếu được bố trí làm khu vực trông giữ xe cho các hộ dân. Ở các bãi trông xe đều có biển nội quy phòng chống cháy nổ với các nội dung: cấm không được câu mắc điện tùy tiện, không được nổ máy xe trong tòa nhà, không hút thuốc lá và để các vật liệu dễ cháy trong nhà xe…
Trên thực tế, “bộ mặt” của mỗi nhà xe lại rất khác nhau.
Nhà để xe B6B có công suất hơn 100 xe máy. Các nhân viên trông xe cho biết, dù có biển cấm lửa, nội quy phòng cháy treo trên tường nhưng họ vẫn phải thường xuyên nhắc nhở khách hàng dập thuốc lá, tắt máy và không nổ máy trong nhà xe.
Ông Lê Hiền Hóa, nhân viên bảo vệ ở đây cho biết, với những người ra vào qua cổng nhà xe thì dễ kiểm soát. Nguy cơ hỏa hoạn thường bắt nguồn từ chính những người sống trong khu nhà này. “Nhiều người đi cầu thang bộ, xuống nhà xe miệng vẫn phì phèo ngậm thuốc lá. Nếu tiện tay vứt luôn tàn thuốc ra đó, mình không phát hiện được thì hậu quả khôn lường”, ông Hóa cho biết.
Ngay gần chỗ làm việc của bảo vệ dây diện giăng mắc bừa bộn, cách đó không xa, có rất nhiều vật liệu dễ bắt lửa như vải bạt, ống nhựa. Thực trạng này cũng dễ thấy ở các khu nhà tái định cư, chung cư thương mại ở khu Trung Hòa, Nhân Chính. Khi các loại bàn ghế nhựa, gỗ là phương tiện hàng nghề bán bún, phở của nhiều cư nhân trong khu nhà được tập kết trong nhà để xe.
Được trang bị các loại bình chữa cháy, họng nước cứu hỏa nhưng không phải nhân viên trông giữ xe nào cũng có kỹ năng sử dụng các phương tiện này. Ở những khu chung cư có sử dụng dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp từ các công ty vệ sĩ, quản lý tòa nhà, nhân viên được tập huấn kĩ năng phòng cháy chữa cháy.
|
Tại các khu tái định cư ở Trung Hòa, Nhân Chính, Nam Trung Yên đa số những người làm việc được hỏi đều cho rằng, họ chưa một lần được tập huấn về kĩ năng chữa cháy.
Ông Phạm Văn Du, bảo vệ nhà D11 Nam Trung Yên chia sẻ, có bình chữa cháy đặt đấy nhưng sử dụng thế nào cho đúng cách thì không ai hướng dẫn, nếu có hỏa hoạn xảy ra chắc chắn sẽ lóng ngóng khi xử trí.
Còn ông Lê Hiền Hóa cũng cho rằng, do không được tập huấn nên anh em đến làm việc ở đây, người biết dùng (bình cứu hỏa - PV) thì bảo lại cho người đến sau thôi. “Với phương tiện và kiến thức hiện nay khi có cháy chúng tôi cũng không thể tự cứu mình được, phải gọi cứu hỏa chuyên nghiệp ngay”.
Hoàng Phan
>> Cháy lớn ở khu tập thể, hơn 30 xe máy bị thiêu rụi
>> Vụ cháy kinh hoàng ở cây xăng: Công bố nguyên nhân ban đầu
>> Vụ cháy kinh hoàng ở cây xăng: Lời kể của những người chạy ra từ tường lửa
>> Vụ cháy kinh hoàng: Cây xăng không nằm trong quy hoạch
>> Vụ cháy kinh hoàng ở cây xăng: May là xe bồn không phát nổ
>> Chùm ảnh cảnh sát chữa cháy chiến đấu với "quả bom nổ chậm" suốt 5 giờ
>> Video clip: Cháy lớn tại cây xăng giữa trung tâm Hà Nội
>> Cận cảnh vụ cháy kinh hoàng giữa trung tâm Hà Nội
Bình luận (0)